eDoctor
Câu hỏi:
Vẩn đục dịch kính có chữa được ko ạ. Cháu thấy ng ta bảo uống thuốc thì sẽ mờ và thu nhỏ những "con ruồi" đúng ko ạ. Vậy cháu nên uống thuốc gì?
Trả lời:
Chào bạn, Xin chia sẻ với những lo lắng hiện tại của bạn. Theo Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), nguyên nhân chính gây bệnh đục dịch kính là do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt, thường gặp sau độ tuổi 40. Lúc này, cấu trúc dịch kính trở nên lỏng hơn, các sợi collagen tách khỏi khối gel, chúng co tụ lại thành từng đám làm xuất hiện vẩn đục dịch kính. Tuy nhiên vẫn có một số người trẻ tuổi bị cận thị hoặc làm việc quá nhiều trên các thiết bị điện tử vẫn có thể phát sinh tình trạng này. Ngoài ra, bệnh viêm màng bồ đào mạn tính, rách hoặc bong võng mạc, bệnh tiểu đường, chấn thương mắt, phẫu thuật đục thủy tinh thể, nhiễm nấm… cũng có thể gây đục dịch kính. Nếu nguyên nhân là do bong hoặc rách võng mạc, những đốm đen sẽ xuất hiện đột ngột và thị lực bị suy giảm nhanh chóng, khi không được đi cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi vẩn đục dịch kính. Nếu nguyên nhân là do tuổi tác thì tình trạng này thường không thể mất đi, nhưng cũng không cần thiết phải điều trị. Sau một thời gian, não bộ có thể học cách bỏ qua sự xuất hiện của những “con ruồi hư ảo” trong tầm nhìn. Bác sĩ nhãn khoa có thể yêu cầu bạn đi khám lại trong vòng 2 - 6 tháng để kiểm tra võng mạc có hoạt động tốt hay không. Nếu tầm nhìn của bạn không hề bị ảnh hưởng, bạn có thể giãn cách thời gian đến bệnh viện thăm khám từ 1 - 2 năm/ lần. Trong những trường hợp nặng hơn, bạn sẽ được chỉ định: - Phẫu thuật Vitrectomy (phẫu thuật hút bỏ dịch kính): là phương pháp nhằm loại bỏ dịch kính bị vẩn đục và thay thế bằng một dung dịch có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, phương pháp này ít được chỉ định do nó có thể gây ra một số biến chứng như dịch kính loãng, bong võng mạc, đục thủy tinh thể… - Phẫu thuật laser: các bác sĩ sử dụng năng lượng cao của chùm tia laser để phá vỡ vùng dịch kính bị đục. Phương pháp này được cho là đơn giản và an toàn hơn phương pháp phẫu thuật Vitrectomy, nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu sâu chứng minh hiệu quả điều trị, mức độ an toàn mà nó mang lại. Thông tin đến bạn. Thân mến
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play