eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ. Đau bụng kinh thì nên làm gì cho đỡ đau ạ? Có nên uống thuốc gì k ạ?
Trả lời:
Chào bạn! Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh Đối với hiện tượng đau bụng kinh đơn thuần, các cơn co thắt và thiếu máu cục bộ liên quan (giảm cấp máu) gây ra đau. Phụ nữ đau bụng kinh có xu hướng tăng mức độ prostaglandin (là hormone được sản xuất bởi lớp niêm mạc của tử cung), gây co thắt dữ tử cung dữ dội hơn so với bình thường. Yếu tố nguy cơ của hiện tượng đau bụng kinh ở phụ nữ được kể đến như: Dưới 20 tuổi , có tiền sử gia đình có các thành viên cũng bị đau bụng kinh , hút thuốc lá , béo phì, và uống rượu. có kinh nguyệt không đều , chưa có con , có tiền sử dậy thì sớm trước tuổi 11, căng thẳng, trầm cảm, lo lắng. Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng có yếu tố nguy cơ bệnh lý Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): PMS là do thay đổi nội tiết tố, những thay đổi hóa học trong não, trầm cảm, căng thẳng và thói quen ăn uống nghèo nàn. Triệu chứng thể chất của PMS là khớp và đau cơ, đau bụng nhức đầu, mệt mỏi, tăng cân và giữ nước, đau vú, mụn trứng cá và táo bón. Triệu chứng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, thay đổi cảm giác ngon miệng và thiếu tập trung. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI): chẳng hạn như chlamydia và bệnh lậu, có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu. Nhiễm trùng này có thể gây ra đau bụng bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Bệnh viêm vùng chậu là một nhiễm trùng lây lan khắp cơ quan sinh sản. Nó thường gây tổn thương ống dẫn trứng cũng như ung thư buồng trứng và các mô tử cung. Những phụ nữ đã có bệnh viêm vùng chậu có thể có vấn đề về thụ thai do mô sẹo hình thành trong ống dẫn trứng. Các triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu là đau vùng bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi giao hợp, đi tiểu đau và chảy máu kinh nguyệt không đều. Lạc nội mạc tử cung – các tế bào lót tử cung di chuyển đến các khu vực khác của xương chậu, gây đau dữ dội kéo dài U xơ tử cung – u lành (có khối u chứ không phải ung thư) làm cho cơ và mô phát triển trong tử cung do bị ảnh hưởng bởi các hormone sinh dục estrogen Mắc bệnh viêm, nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng , hoặc buồng trứng thường gây ra bởi nhiễm trùng qua đường tình dục Adenomyosis , một tình trạng hiếm gặp trong đó lót tử cung phát triển vào thành cơ tử cung Hẹp cổ tử cung, một bệnh hiếm gặp trong đó cổ tử cung rất nhỏ nên nó làm chậm dòng chảy kinh nguyệt ( NLM ) Một số loại kiểm soát sinh đẻ, các thiết bị đặc biệt trong tử cung (vòng tránh thai) được làm bằng đồng, gây đau khi kỳ kinh đến Cách phòng tránh các chứng đau bụng khi có kinh nguyệt Phụ nữ bị đau bụng kinh cần khám sức khỏe toàn diện để đảm bảo đây chỉ là hiện tượng bình thường của cơ thể chứ không phải là do rối loạn sinh sản nhất định như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung. Nghỉ ngơi tại giường trong ngày đầu tiên hoặc kỳ. Thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục, tập yoga hàng ngày, ngủ đủ giấc và nếu có thể, hãy cố gắng tránh căng thẳng . Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt không được bỏ bữa sáng Điều trị đau bụng kinh Ngay lúc bị đau bụng kinh có thể làm một số cách điều trị sau Nghỉ ngơi tại giường Thư giãn cơ thể, tránh lao động cực nhọc Sử dụng nhiệt, chẳng hạn như một chai nước nóng, túi chườm nóng để chườm bụng Thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol. Thuốc ức chế prostaglandin , như ibuprofen hoặc thuốc chống viêm khác.Thuốc tránh thai có tác dụng làm giảm sản xuất prostaglandin. Tuy nhiên những thuốc này đều có tác dụng phụ, nếu uống nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Thân chào bạn!
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play