eDoctor
Câu hỏi:
em có kinh nguyệt 3 lần trong 1 tháng. lần đầu vào ngày 20 tháng 3 có kinh đến 26 tháng 3 thì hết. lần 2 có vào ngày 2 tháng 4 đến 5 tháng 4 thì hết. lần 3 có vào ngày 14 tháng 4. em có đi khám ở bv hùng vương thì chỉ nói là rong kinh k sao. hiện e rất lo k bik có bị gì không nữa.mong bs tư vấn giúp
Trả lời:
Chào bạn Thông tin của bạn không cho biết bạn bao nhiêu tuổi? đã có gia đình, có con chưa? Kinh nguyệt trước đây ra sao? Bạn có gặp phải vấn đề gì về tâm lý hoặc có đang sử dụng thuốc gì trước khi có hiện tượng này hay không? Ngoài hiện tượng bất thường của kinh nguyệt, bạn có gặp những vấn đề khác về sức khỏe hay không? Tuy nhiên, qua thông tin bạn cung cấp, có thể nghĩ đến bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu mất khi có kinh và các triệu chứng kèm theo hiện tượng kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa. Tuy nhiên, do thiếu thông tin nên bác sĩ không thể tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn được. Chỉ xin cung cấp một số thông tin cho bạn tham khảo: Những nguyên nhân gây RLKN thường gặp nhất là: - Ăn uống kém, chủ yếu là thiếu chất đạm và thiếu vitamin. Không nên hoàn toàn nghĩ rằng đạm chỉ có ở trong thịt, cá, trứng. Các thức ăn thuộc loại ngũ cốc cũng có hàm lượng đạm cao, nhất là trong các loại đậu. Vitamin không phải chỉ ở dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống mà chủ yếu trong thức ăn, rau quả. Những vitamin liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục là các vitamin E, C và A, có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi. - Tình trạng thần kinh, tâm thần căng thẳng như lo lắng, sợ sệt, buồn phiền đều dễ dàng làm cho các hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục bị kém đi. Ở lứa tuổi của các em gái đang còn học phổ thông, nếu học hành, thi cử, rèn cặp căng thẳng quá cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Các bậc cha mẹ nên để tâm đến việc học hành, tập luyện của con em mình, sao cho việc học tập diễn ra điều độ, có học tập, có nghỉ ngơi, có bồi dưỡng và có giải trí thoải mái đúng mức... Bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám sản phụ khoa có uy tín để được khám, làm xét nghiệm và siêu âm kiểm tra phần phụ vì RLKN không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để cho thuốc điều trị hợp lý. Chúc bạn chóng mạnh khỏe
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play