Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ
tôi thấy đau buốt ở đầu ti mỗi khi cho con bú nhất là lúc bé bắt đầu bú , bé bú được một lúc thì đỡ đau hơn . mà tôi xem kĩ ở ti thì chưa thấy vết nứt dì , chỉ thấy 1 chỗ có màu trắng như kiểu bị mủ hay sữa ở trong , tôi chạm vào chỗ đấy thì thấy đau còn những chỗ khác thì không thấy dì ! xin hỏi BS đấy là hiẹn tượng dì có cách dì giảm đau không ạ ?
Trả lời:
Chào bạn,
Theo như bạn nói thì bạn bị nứt cổ gà hay nứt đầu vú ( có thể do vết nứt ở bên trong và cặn sữa để lại che mất nên không lộ ra ngoài mà thành vết như mủ hay sữa ở trong như bạn nói).
Nguyên nhân gây nứt đầu vú có thể do mẹ cho bé bú không đúng cách, nghĩa là em bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ ngậm một phần nhỏ của đầu núm vú. Hơn nữa, trong quá trình bú sữa mẹ, trẻ thường có hành động mút, kéo, giật mạnh núm vú, lâu ngày đầu núm vú sẽ có những vết nứt. Nếu không vệ sinh sach sẽ và điều trị sớm vết nứt sẽ lan rộng ra gây đau đớn và khó chịu cho người mẹ, để lâu có thể gây viêm nhiễm, mưng mủ quanh đầu núm vú ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa.
Vì vậy:
- Khi cho bé bú nếu bạn bị đau rát, dùng nước ấm pha chút muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh núm vú, sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Không nên mặc áo ngực chật, quá dày, tránh để chỗ đau tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa.
- Khi bị đau đầu vú không nên ngừng cho con bú, dễ bị mất sữa.Cố gắng cho bé ngậm hết quầng vú khi bú. Để giảm đau đớn, khi bé đã bú cạn một bên vú cần chuyển ngay sang bên kia. Nếu bầu vú bị đau nặng, ngưng cho bú 1-2 ngày và để cho đầu vú được khô ráo, tuy nhiên bạn phải tự nặn sữa.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian như:
- Giã nhuyễn lá mồng tơi cùng vài hạt muối, đắp lên chỗ nứt, ngày đắp 3 lần.
- Một nắm nhỏ lá bồ công anh, 2 hạt gấc đã bỏ vỏ cứng, giã nát, đắp lên vết thương.
Thân mến!
Tags:Sản Phụ Khoa