eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Cháu đang có bầu tập 2. Tập 1 con cháu được 8 tuổi rồi. Bgio đang tap 2 bầu được 28 tuần rồi. Cháu vẫn thăm khám định kỳ các bác sỹ báo cho cháu biết là cháu rau tiền đạo trung tâm. Tới 32 tuần thì đến khám lại và tư vấn nhập viện. Mấy ngày nay cháu đi lại hạn chế hơn trc, và nằm nghỉ nhiều hơn. Cháu thấy cô bé ( tử cung) của cháu nặng và buốt khi đi lại. Nv có nguy hiểm gì không bác! Mong bác tư vấn sớm giúp cháu với cháu đang hoang mang quá ạ
Trả lời:
Chào bạn! Nhau tiền đạo là tình trạng xảy ra khi một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm vắt ngang qua cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Trong bệnh lý nhau tiền đạo, hoàn toàn đúng theo nghĩa đen là nhau thai nằm “ngay phía trước” đầu em bé, hay nói khác hơn là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé. Có hai trường hợp nhau tiền đạo: một phần hoặc hoàn toàn. Nếu là nhau tiền đạo một phần, nghĩa là chỉ có phần cạnh dưới choàng qua cổ tử cung, thì đôi khi vẫn còn chỗ để đầu em bé đi ra. Điều này có nghĩa là vẫn có thể sinh bằng ngã âm đạo. Nếu nhau thai che toàn bộ cổ tử cung thì lựa chọn duy nhất là mổ lấy thai. Khi có tình trạng nhau tiền đạo hoàn toàn, có khả năng đáng kể người mẹ sẽ bị xuất huyết nghiêm trọng trước hoặc sau khi chuyển dạ. Về cơ bản, nhau nằm càng gần cổ tử cung người mẹ thì nguy cơ chảy máu càng nhiều. Nhau thai là một cơ quan khá lớn được cung cấp máu và các mạch máu lớn. Nếu không được gắn chặt vào thành tử cung để việc truyền máu được hoàn toàn niêm kín, chắc chắn sẽ có hiện tượng rò rỉ hoặc chảy máu ở khu vực bị bong tróc. Không có biện pháp điều trị cụ thể nào hơn là theo dõi và chờ đợi. Nếu người mẹ không bị chảy máu thì không cần phải theo dõi đặc biệt. Ngược lại, nếu chảy máu, cần phải nằm nghỉ trên giường và được giám sát chặt chẽ. Các phương pháp điều trị được thiết kế nhằm tối đa hóa thời gian em bé có thể tiếp tục ở trong tử cung, trong khi không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Nói chung, khi người mẹ có nhau tiền đạo thì việc mổ lấy thai thường được lên kế hoạch cho khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ. Khi đó em bé sẽ đủ trưởng thành để có thể tự thở, bằng không, nếu sinh non, sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Đây là một trường hợp khá nguy hiểm nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách. Bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của BS chuyên khoa sản để có sự bảo vệ tốt nhất cho bạn và bé nhé! Chúc bạn mẹ tròn con vuông!
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play