eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ cho e hỏi trị bệnh rong kinh bằng cách nào
Trả lời:
Chào bạn! Rong kinh là gì Rong kinh hay còn gọi là rong huyết, đây là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ đã có gia đình. Cụ thể hơn thì rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên một tuần và lượng máu kinh mất đi nhiều hơn 80ml trong một chu kì kinh. Rong kinh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Mất máu quá nhiều gây hoa mắt, chóng mặt, người xanh xao, cơ thể mệt mỏi, thậm chí là ngất lịm nếu mất quá nhiều máu. Khi thời gian hành kinh kéo dài và lượng kinh nguyệt nhiều, khiến chị em phải thường xuyên dùng băng vệ sinh, thời gian dùng băng vệ sinh càng lâu, càng khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh làm cho nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất cao. Nguyên nhân rong kinh Do đó, rong kinh cần được điều trị càng sớm càng tốt. Trước khi tìm hiểu về cách điều trị rong kinh, bạn cần phải biết, rong kinh bắt nguồn từ đâu? Theo các chuyên gia, rong kinh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Do lứa tuổi: Rong kinh thường xuất hiện ở những nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì hoặc ở những phụ nữ tiền mãn kinh. Trong hai giai đoạn này, cơ thể nữ giới thường có sự thay đổi mạnh về nội tiết tố, lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến cho kì kinh kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Phụ nữ có thể trạng yếu, sau khi dùng một số loại thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra hiện tượng rong kinh. Do mắc một số bệnh phụ khoa: Theo các chuyên gia, rong kinh có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa phổ biến như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung... Triệu chứng khi bị rong kinh Như đã nói ở trên, triệu chứng thường thấy ở người bị rong kinh là kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, có thể ra huyết nhiều hoặc ít khiến người bệnh không thể làm việc được, bị đau bụng dưới, luôn có cảm giác mệt mỏi, hơi thở ngắn và hay thở dốc, có những triệu chứng của bệnh thiếu máu nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài. Phải làm gì khi bị rong kinh? Nếu đau bụng nhiều hoặc lượng máu kinh ra quá nhiều dù đã uống thuốc nhưng vẫn không hết thì nên đến cơ sở y tế khám. Nằm nghỉ nếu bị ra máu quá nhiều. Nếu dùng tampon, nên thay sau 4 giờ. Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chảy máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để uống bổ sung hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng máu mất đi. Giữ sức khỏe bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có. Hậu quả khi bị rong kinh Các chuyên gia cũng cho biết, rong kinh dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào cũng đều có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe nữ giới, đặc biệt là sức khỏe sinh sản nếu không được chữa trị kịp thời. Theo như những gì bạn mô tả, rất có thể bạn đã bị rong kinh. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám phụ khoa uy tín để được các bác sĩ khám chính xác nguyên nhân gây rong kinh, từ đó các bác sĩ sẽ cho đưa ra phương pháp điều trị rong kinh phù hơp với bạn. Tất cả các trường hợp rong kinh phải được điều trị sớm ngay từ đầu để giảm thiếu máu và dễ giải quyết được nguyên nhân. Các thiếu nữ nếu để thiếu máu lâu dài thì vùng dưới đồi sẽ bị tổn thương khó hồi phục, dễ rong kinh tái phát nhiều lần gây kém hoặc không phóng noãn. Rong kinh tiền mãn kinh nếu không điều trị hoặc điều trị không dứt có thể diễn biến thành ung thư nội mạc tử cung. Chữa rong kinh Điều trị rong kinh không ảnh hưởng gì tới việc thụ thai và sinh con sau này. Việc điều trị rong kinh cần càng sớm càng tốt. Nếu để rong kinh nhiều tháng nhiều năm dẫn đến biến chứng của bệnh rong kinh, nếu để thiếu máu nặng mới đi khám thì kết quả điều trị rất thấp - vùng dưới đồi sẽ bị tổn thương khó hồi phục dễ bị rong kinh tái phát nhiều lần, trong tương lai hay bị vô sinh do khó hoặc không phóng noãn. Thân!
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play