eDoctor
Câu hỏi:
Làm sao để hết đau bại hông 1 bên khi mang thai bác sĩ
Trả lời:
Chào bạn ! Chứng đau hông khi mang thai là một trong những chứng bệnh mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải vì thai nhi phát triển gây chèn ép, tạo áp lực lên dây thần kinh hông. Chứng bệnh này khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, khó chịu, đôi khi mất ngủ khiến cho tinh thần bị sa sút, thiếu vui vẻ. Cách phổ biến nhất để giảm đau lưng trước mắt là bà bầu nên nằm xuống để nghỉ ngơi. Hãy nằm thẳng chân và thật thoải mái. Nếu đau hông bên nào thì bạn nên nằm nghiêng về bên đấy. Tuy nhiên đây không phải là cách có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Với những bà bầu công sở thường xuyên phải ngồi nhiều, bạn nên sử dụng một chiếc gối tròn có trống ở giữa để dựa sau lưng. Còn với những người hay phải đứng, đừng đứng bằng hai chân mà hãy dồn trọng tâm lên một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi. Cách đơn giản này có hiệu quả khá tốt với chứng đau hông ở bà bầu. Mang giày, dép quá chật còn là nguyên nhân khiến viêm sưng kẽ chân, xuất hiện những vết sần (hoặc chai) chân… Thời gian mang giày càng lâu thì những vết chai chân càng nghiêm trọng và cơn đau vùng hông cũng tỷ lệ thuận theo. Không những thế, độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, đặc biệt là vùng xương chậu. Ví dụ điển hình nhất là những đôi giày cao gót khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi và xuất hiện những cơn đau vùng hông, vùng khớp háng. Hơn nữa, giày cao gót còn đặc biệt nguy hiểm nếu bạn chẳng may bị trẹo chân, ngã. Tốt nhất, các mẹ nên chọn cho mình những đôi giày, dép đế bằng phù hợp với kích thước chân. Khi ngồi trong phòng làm việc hoặc ở nhà, bạn nên tháo bỏ giày, dép để đôi chân được thư giãn. Nên ngồi hoặc nằm nghỉ lúc thích hợp để tránh gây sức ép lên vùng xương chậu. Tập thể dục đều đặn cũng có tác dụng giảm thiểu những cơn đau vùng hông. Tập thể dục còn giúp bạn kiểm soát trọng lượng và giảm thiểu chứng phù nề, tránh được áp lực và những cơn đau lên vùng xương chậu. Ngoài ra, thể dục cũng là cách giúp cơ bắp linh hoạt, rắn khỏe và tăng cường oxy cho cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy, nhóm thai phụ có chế độ tập luyện hợp lý sẽ khuyến khích thai nhi thay đổi vị trí, nhờ thế sẽ giảm thiểu được lực ép của trọng lượng thai nhi lên một bên cơ thể người mẹ. Một số bà bầu bị đau hông tập Yoga và cũng mang lại kết quả tốt. Ngoài ra, các mẹ có thể tham gia vào các lớp học tiền sản. Những động tác massage ở lớp học này có tác dụng giảm cơn đau lưng dưới, đau xương chậu và đau hông. Bạn không nên có những động tác cúi hoặc gập người quá mức; tuyệt đối không mang (vác) những vật nặng và hạn chế những tác động xấu bên ngoài gây tổn thương lên vùng bụng, vùng hông… Nếu những cơn đau thường xuyên xuất hiện vào cuối ngày hoặc khi mệt mỏi, bạn nên tăng cường nghỉ ngơi. Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa hoặc nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước giờ cơm tối (hay đơn giản hơn là lên giường sớm hơn 1 giờ đồng hồ so với thời gian ngủ bình thường) cũng giúp bạn tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm thiểu những cơn đau cho cơ thể nói chung và cơn đau hông nói riêng. Có thể dùng gạc ấm chườm vào vùng lưng dưới bị đau hoặc tắm nước ấm. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng đai nâng bụng bầu, nhằm giảm áp lực của bụng bầu lên hông Khi nằm, hãy kê gối dưới khuỷu tay hoặc kẹp một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn. Cách này làm giảm áp lực lên hông và tạm thời giảm cơn đau. Có thể sử dụng đai nâng bụng bầu để nâng đỡ bụng bầu. Bà bầu bị đau hông có thể sử dụng gạc ấm đắp trên lưng dưới hoặc tắm nước ấm. Có thể dùng acetaminophen giảm đau tuy nhiên nên hạn chế ! Thân ái chào bạn !
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play