eDoctor
Câu hỏi:
Vợ chồng tôi mới sinh em bé được 6 tháng, chúng tôi dự kiến khoảng 2 năm nữa mới sinh bé tiếp, vậy nên dùng biện pháp tránh thai nào tốt cho cả vợ và chồng ạ
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới edoctor. Có nhiều biện pháp tránh thai, mỗi loại có ưu nhược điểm khác nhau. Và tất cả các biện phát tránh thai đều có hiệu quả tuyệt đối. Bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây và áp dụng biện pháp nào mình thấy phù hợp nhất nhé: 1. Thuốc tránh thai hàng ngày Thuốc uống tránh thai hàng ngày có hai loại. Loại thứ nhất là sự kết hợp của 2 loại hormone: Progestin và estrogen nhân tạo (viên kết hợp); loại thứ 2 chỉ chứa progestin. Ưu điểm – Hiệu quả tránh thai hài lòng nhất (tỉ lệ thất bại chỉ bằng ½ so với sử dụng vòng tránh thai). – Ít tác dụng phụ. Hiện có nghiên cứu còn chỉ ra rõ rằng, thuốc tránh thai đường uống có tác dụng phòng chống ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng, đồng thời không tăng thêm nguy cơ ung thư tuyến sữa. Nhược điểm – Tác dụng phụ chủ yếu là ở hệ thống tim mạch, làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng mỡ máu và nguy cơ tắc động mạch. – Ngoài ra, phải uống hàng ngày vào một giờ nhất định nên khá phiền phức, nếu quên làm cho việc tránh thai thất bại. – Một số người có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt trong thời gian đầu sử dụng thuốc. – Không có tác dụng phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. – Nếu muốn có thai lại, mẹ phải dừng uống thuốc từ 3-6 tháng. 2. Vòng tránh thai Vòng tránh thai hay dụng cụ tử cung là dụng cụ nhỏ làm bằng chất dẻo và đồng được đặt vào trong tử cung. Ưu điểm – Có tác dụng lâu dài (5 – 10 năm). – Dễ tháo ra nếu khách hàng muốn. – Có hiệu quả tránh thai lên tới 98%. Nhược điểm – Có thể bạn cảm thấy hơi đau trong vài ngày đầu sau khi đặt dụng cụ tử cung. – Ra máu kinh nhiều hơn hoặc kéo dài ngày hơn, nhưng thường giảm đi sau vài tháng. – Không phải ai cũng sử dụng được. Nếu không hợp, nó sẽ khiến bạn đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây thiếu máu. – Khi mang vòng, nếu bạn bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm phần phụ và có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung. – Không giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. 3. Miếng dán tránh thai Ưu điểm – Miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang được khá nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì tính tiện dụng của nó. Miếng dán tránh thai là một miếng dán có diện tích nhỏ, bao gồm 2 loại hormone estrogen và progesterone, phóng thích hoạt chất qua da vào máu, có tác dụng ngừa thai trong vòng 1 tuần. – Miếng dán giải phóng một lượng hormone vào máu thông qua da, từ đó ngăn chặn sự rụng trứng hàng tháng ở người phụ nữ. Miếng dán tránh thai còn làm tăng chất nhầy ở tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung khiến cho tinh trùng khó tiếp cận trứng và thụ thai. – Miếng dán được dán vào một vị trí kín đáo trên cơ thể như phần mặt trong cánh tay, mặt trong đùi, bụng dưới, trên vai, sau lưng hoặc mông (không dán lên ngực). Sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó mỗi tuần thay miếng dán một lần, liên tục trong 3 tuần. Sau 3 tuần sử dụng, ngưng dán 1 tuần và sẽ có kinh nguyệt trong tuần đó. Nhược điểm Tuy nhiên, cũng như bất kì biện pháp tránh thai nào, miếng dán tránh thai cũng có những tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ được cảnh báo liên quan đến biện pháp tránh thai này là: căng ngực, nhức nửa đầu, buồn nôn, tăng cân nhẹ… 4. Thuốc tiêm tránh thai Thuốc tránh thai tiêm hiện thông dụng ở nước ta là loại nội tiết chỉ có progestin (không có thành phần oestrogen như viên thuốc uống tránh thai kết hợp), có tên gọi depoprovera. Mỗi mũi tiêm bắp có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng. Ưu điểm – Có tác dụng tránh thai rất cao, thuận tiện cho người không có điều kiện uống thuốc tránh thai hằng ngày. – Phù hợp với người mong muốn áp dụng một biện pháp tránh thai dài ngày và có hiệu quả cao. – Không còn ảnh hưởng xấu tới thai nhi nếu thụ thai sau khi đã ngừng sử dụng biện pháp. Nhược điểm – Thuốc làm teo niêm mạc tử cung nên có thể dẫn đến vô kinh hoặc rong kinh, rong huyết. – Các tác dụng phụ khác có thể là đau nhẹ ở vú, lợm giọng, buồn nôn. Các tác dụng phụ kể trên thường xảy ra sau mũi tiêm đầu tiên. – Sau khi ngừng thuốc, thời gian để có thai trở lại chậm hơn so với các loại thuốc viên tránh thai uống trung bình từ 2 đến 4 tháng, có khi tới 6 tháng. 5. Que cấy tránh thai Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 3 năm. Hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone: levonorgestrel hay etonogestrel. Số lượng que cấy có thể từ 1 đến 6 que tùy loại. Ưu điểm – Điều đầu tiên cần phải đề cập đến là hiệu quả ngừa thai thực sự ấn tượng của que cấy tránh thai: 99.95%, tức là có 9995 người sử dụng trong 10000 người sẽ không bị có thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ này gần như tương đương với phương pháp triệt sản nữ, ngoại trừ rằng khả năng thụ thai của phương pháp này sẽ hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng sau khi que cấy được lấy ra. Các phương pháp ngừa thai khác hay bị ảnh hưởng bởi sự tuân thủ của người sử dụng, tức là tỷ lệ thành công trên thực tế thấp hơn so với lý thuyết. Que cấy tránh thai hoàn toàn không bị tác động, chỉ 1 que cấy duy nhất và một lần cấy duy nhất, không cần phải làm gì thêm. Tất nhiên nếu để que cấy quá thời gian được khuyến cáo (3 năm) thì hiệu quả ngừa thai sẽ giảm đi. – Không như thuốc chích ngừa thai DMPA, sau khi rút que cấy, sự thụ thai hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn. – Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu bạn muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra cho bạn. Nhược điểm – Thường gây rong kinh trong vài tháng đầu. – Cũng như dụng cụ tử cung, que cấy tránh thai cần phải được đặt tại cơ sở y tế và được thực hiện bởi nhân viên y tế được huấn luyện về cách đặt và rút que cấy. – Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian. 6. Bao cao su Bao cao su là một dụng cụ có dạng hình trụ bằng màng mỏng – thường làm bằng bao cao su và được lồng vào dương vật đã cương cứng khi có hoạt động tình dục. Ưu điểm – Không đòi hỏi phải kê đơn hoặc khám bác sĩ. – Giúp phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Nhược điểm – Làm gián đoạn hoạt động tình dục. – Luôn phải có sẵn bao cao su trước khi có quan hệ tình dục. – Một số người có thể bị dị ứng với cao su. Thân ái chào bạn.
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play