Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Vợ em 24 tuổi, cuối kỳ kinh vừa rồi (ngày 4 sạch kinh, ngày 9 vợ chồng em quan hệ) vợ chồng em có quan hệ và bị rách bao cao su, vợ em có uống thuốc tránh thai khẩn cấp xong vẫn có bầu (bọn em có thử bằng que thử thai vào ngày 27 báo 2 vạch. Hôm đó vợ chồng em có đi xe máy 100km). Do không biết nên ngày 27 bọn em vẫn quan hệ. Ngày 28 đến nay vợ em có đau bụng nhẹ xung quanh vùng rốn, sáng ngày 30 có 1 chút máu khô màu nâu sẫm dính quần lót. Em xin tư vấn 1 số vấn đề:
1. Việc có thai sau khi uống thuốc tránh thai như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhỉ không?
2. Hiện tượng ra máu và đau bụng của vợ em có là bình thường không?
3. Những thực phẩm nào vợ em nên tránh theo từng tháng thai kỳ?
4. Em có mua cho vợ em viên bổ sung woman otc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu, vậy em có nên bổ sung gì thêm và chế độ dinh dưỡng theo từng thời kỳ thai thế nào là hợp lý?
5. Trước khi có thai đến giờ sức khoẻ vợ em vẫn bình thường, tuy nhiên do ngoài kế hoạch nên chưa chuẩn bị tiêm phòng gì, vậy em em có nên đưa vợ em tiêm phòng thêm gì không?
6.Nếu sức khoẻ bình thường thì em nên đưa vợ em đi khám sức khỏe thai nhi như thế nào cho hợp lý?
Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn
Bác sỹ xin được tư vấn cho bạn như sau :
Thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng ngăn ngừa mang thai bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng và sự thụ tinh, cản trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Thuốc không có tác dụng một khi trứng đã thụ tinh và làm tổ. Cơ chế của thuốc tránh thai khẩn cấp là một dạng thuốc nội tiếtcó tác dụng ức chế sự rụng trứng, nhờ đó ngăn cản có thai, không cho thai làm tổ, nhiều nghiên cứu cho thấy rất ít tác dụng bất lợi lên bào thai. Tuy nhiên bạn vẫn nên đi kiểm tra đều đặn, thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Hiện nay vợ bạn có ra chút máu nâu, đây là dấu hiệu đe dọa sảy thai. Bạn nên đưa vợ đi khám ngay nhé.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vợ bạn nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đạm và protein .. Nên kiêng các thực phẩm : cá, thịt, trứng còn tái , nước dừa, hạn chế ăn quá nhiều rau ngót, rượu bia và các chất kích thích.
- Vì vợ bạn đã có thai, nên hiện nay chỉ cần tiêm phòng uốn ván theo lịch . Bạn tiếp tục đưa vợ đi khám vào những mốc khám thai quan trọng này nhé :
Tuần 11 - 12 : Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không. Đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Tuần 21 – 22, Cần khám và siêu âm hình thể của thai nhi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi. Thời điểm này, thai phụ có thể được siêu âm 3D hay 4D để phát hiện những bất thường về hình thể thai nhi
Tuần 26 : Mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sinh lần thứ 2. Tuần 31 - 32 : Tiêm uốn ván lần 2, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ. Tại thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất..., nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung Tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi,xét nghiệm, làm hồ sơ sinh tại bệnh viện. Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm thấy bằng chứng nói lên tính nguy hiểm hoặc không an toàn khi thực hiện siêu âm thai. Tuy nhiên chỉ nên siêu âm ở các mốc quan trọng để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc. Ngoài ra từ tháng thứ 30 nên 2 tuần đi khám một lần, từ tháng thứ 38 nên một tuần khám một lần.
Thân mến.
Tags:Sản Phụ Khoa