eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, E bị nứt cổ gà bôi rất nhiều thuốc mà chưa khỏi hẳn.e thấy đầu vú bị phồng lên rất đau bôi thuốc chỉ dịu đi chíe không chữa dứt.Bs cho e loi khuyên để chữa dứt được nó không ạ.e cám ơn!
Trả lời:
Bạn có thể tham khảo như sau : Để giảm bớt cảm giác đau đớn, bạn có thể dùng lanolin hay mỡ lông cừu để thoa vào đầu vú sau khi cho con bú. Bạn cũng có thể dùng loại dược phẩm được chiết xuất từ mỡ lông cừu có tên Lansinoh hay PureLan sẽ đem lại hiệu quả tương tự. Cách làm này không chỉ giúp những tổn thương ở đầu núm vú mau chóng lành mà còn rất an toàn nếu bé có thể bú vào, bạn cũng không cần phải rửa vú trước khi cho bé bú. Loại dược phẩm này bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các hiệu thuốc. - Bạn cũng có thể dùng ngay chính những giọt sữa của bạn để thoa nhẹ lên đầu núm vú cũng sẽ nhanh chóng đem lại hiệu quả. Bởi lẽ trong sữa mẹ có chứa thành phần vitamin E và các chất kháng thể có tác dụng bảo vệ làn da, giúp các vết thương mau lành. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không bao giờ nên dùng dầu vitamin E để thoa lên núm vú vì như vậy sẽ khiến bé rất dễ bị ngộ độc. - Nhiều chị em phụ nữ thường dùng túi trà để đắp lên núm vú với hi vọng vết thương sẽ mau lành hơn, tuy nhiên điều này thật sai lầm bởi trong trà có chứa chất tanin khiến vùng da ở vú bị se lại, khô hơn và càng dễ bị nứt hơn. Thay vào đó, để làm dịu cảm giác đau đớn bạn có thể dùng túi chườm ấm chườm lên núm vú. - Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng nhiều tư thế khi cho bé bú, sao cho cả mẹ và bé đều cảm thật thoải mái, thông thường tư thế đơn giản nhất là cả bạn và bé cùng nằm nghiêng, bé quay mặt vào ti mẹ. Nếu bé ngậm đầu vú không đúng, hãy dùng ngón tay út đưa vào miệng bé đến khi bé nhả ra. Việc cho bé ngậm hết quầng vú có thể làm mẹ nản lòng lúc đầu nhưng nếu không kiên nhẫn, bé sẽ chỉ ngậm đúng đầu vú khi bú thì chắc chắn bạn sẽ bị đau đớn, “nứt cổ gà” sau này. - Tránh dùng xà bông, cồn, mỹ phẩm hay nước hoa ở vú. Bạn nên tránh sử dụng những loại mỹ phẩm kể trên bởi nó có thể gây ngộ độc cho bé. Trong trường hợp bạn có sử dụng chúng thì cần phải tắm rửa và lau thật sạch núm vú trước khi cho bé bú. - Dùng thuốc giảm đau: Nếu cảm giác đau đớn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau trước khoảng 30 phút khi cho bé bú. Tuy nhiên về việc lựa chọn loại thuốc giảm đau nào và liều lượng cũng như cách sử dụng ra sao bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. - Việc lau vú bằng nước ấm sau khi cho con bú cũng có tác dụng phòng "nứt cổ gà". - Nên hạn chế mặc áo lót. Điều này rất quan trọng vì núm vú được tiếp xúc với không khí, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn (thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, yếm khí). Lưu ý: - Nếu đã thử nhiều cách mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. - Một khi núm vú đã bị nứt, bạn nên điều trị ngay và hạn chế cho bé bú kẻo vết thương ngày càng đứt rộng. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết thương đã kín miệng và lên da non) bạn mới nên cho bé bú lại và chú ý cho bú đúng cách. - Nếu bạn bị đau, nứt nẻ hay chảy máu đầu vú, hoặc bạn thấy xuất hiện một số nốt trắng ở đầu vú, hoặc trên miệng bé, hãy đến bác sĩ ngay lập tức. Thân ái chào bạn !
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play