eDoctor
Câu hỏi:
Con 28 tuổi, vừa kết hôn và có ý định mang thai trong năm nay 2017. Trước khi mang thai thì con cần phải tiêm ngừa thế nào ạ? Con có tìm hiểu trên mạng nhưng có rất nhiều ý kiến nên con cảm thấy hơi hoang mang. Nhờ bác sỹ tư vấn giúp con. Cám ơn ạ!
Trả lời:
Chào bạn! Bạn có thể tham khảo vấn đề tiêm ngừa lúc mang thai như sau nhé: Thời điểm tiêm phòng lý tưởng là trước 3-6 tháng thụ thai. Bạn có thể đến các điểm tiêm phòng dịch vụ tại xã, phường hoặc bệnh viện địa phương để đăng ký chủng ngừa theo nhu cầu. Những loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai 1/ Tiêm phòng Rubella 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra. 2/ Tiêm phòng cúm trước khi mang thai Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm. 3/ Tiêm phòng sởi Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. 4/ Quai bị Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu và thứ ba của thai kỳ. Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai. 5/ Thủy đậu Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Thai phụ mắc thủy đậu trong thai kỳ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ: + Thai < 13 tuần tuổi, khả năng mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, dị tật bẩm sinh chiếm 2 – 4%. + Thai < 20 tuần, hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. + Gần ngày sinh, thai phụ mắc thủy đậu thì khả năng lây bệnh cho con là rất cao do bé mắc thủy đậu lan tỏa vì mẹ chưa tạo được kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ viêm phổi, dị tật các chi, đục thủy tinh thể… 6/ Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Mũi tiêm HPV thực hiện 3 mũi: Mũi 1: nữ giới trong độ tuổi từ 11 và 26. Mũi 2: 1-2 tháng sau khi tiêm mũi 1. Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 1. Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu. 7/Viêm gan siêu vi B Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé! Người lớn khi tiêm phòng viêm gan B sẽ tiêm 3 mũi theo trình tự 1-2-3, tức là sau khi tiêm mũi 1, 2 tháng sau bạn đi tiêm mũi 2. Và 1 tháng tiếp theo bạn tiêm mũi 3 là mũi cuối cùng. Hiệu quả bảo vệ khi tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong khoảng 12 năm. 8/ Viêm gan siêu vi A Virus viêm gan A không gây bệnh viêm gan mạn tính nhưng trong giai đoạn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao hơn. Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nguy hiểm cho bà mẹ nên cũng cần tiêm trước khi mang thai. 9/Uốn ván Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra và có nguy cơ tử vong cao. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 45 tuổi), bạn cần chủng ngừa uốn ván theo quy định Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai hoặc nếu sống trong vùng nguy cơ có dịch. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau khi tiêm mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2. Mũi 4: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 3. Mũi 5: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 4. Sau khi tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván, bạn có thể phòng bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh sản. Thân chào bạn!
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play