eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Cháu đang có bầu được khoảng 15 tuần. Thỉnh thoảng ở phần bụng phía dưới rốn khi nằm ngữa hơi nổi lên và sờ hơi cứng cứng, có lúc đi ngoài xong thì lại bình thường. Cháu không có thấy đau bụng với thỉnh thoảng thì có chút chất nhầy trắng sau khi đi vệ sinh. Như vậy thì có sao không ạ? Với dạo này cháu ăn uống hay bị trào ngược dạ dạy và chút mệt nên ăn uống không được nhiều. Cách đây 3 tuần trước cháu đã đi khám thì bé khỏe không vấn đề gì cả. Hơn Tuần nữa cháu mới có lịch khám lại nên cháu muốn Bác sỹ cho cháu lời khuyên ạ
Trả lời:
Chào bạn! Trong thời kì mang thai, do sự thay đổi của một số hoóc-môn,dịch âm đạo của mẹ bầu có xu hướng tiết nhiều hơn bình thường. Điều này khá bình thường. Trong những ngày đầu thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, chất nhầy ở cổ tử cung của bạn sẽ cô đặc lại và đóng thành một cái nút bịt kín cổ tử cung gọi là nút nhầy. Khi cổ tử cung của bạn bắt đầu mỏng ra và giãn nở nó có thể làm chất nhầy này chảy ra dạng như nước mũi hoặc đánh quánh lại với ít máu từ niêm mạc tử cung. - Do thay đổi hormone khi mang thai - Trong suốt thời kì bầu bí, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn do đó khí hư tăng lên để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung - Càng gần cuối thai kì, phần đầu của bé sẽ chèn ép lên khung xương chậu - là nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi bạn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt. - Những tuần cuối cùng, khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ. Còn về vấn đề trào ngược dạ dày của bạn thì bs tư vấn hướng giải quyết như sau nhé: 1/ Chia nhỏ bữa ăn Thay vì ăn ba bữa chính và ăn thật no, bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn ra để tránh tạo nhiều a-xít dư thừa trong dạ dày. Tốt nhất một ngày bạn nên chia ra 7-8 bữa nhỏ. 2/ Tránh ăn cay và caffeine Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn thêm khó chịu chẳng hạn như thực phẩm quá nhiều gia vị, hương liệu, thức ăn cay, chocolate, trà, cà phê hay những món chiên xào nhiều chất béo bão hòa. Chúng chính là tác nhân “kích hoạt” chứng trào ngược chỉ trong tích tắc. 3/ Chăm tập thể dục Để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, mẹ bầu nên năng vận động và tập luyện. Bộ môn đi bộ rất thích hợp để tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu nguy cơ sản sinh axít trong dạ dày. Không nhất thiết phải đi bộ ngay sau bữa ăn, chỉ cần bạn duy trì thói quen luyện tập hằng ngày cũng đủ để giúp bạn và thai nhi khỏe mạnh. 4/ Ăn từ từ và chậm rãi Mặc dù bạn biết rằng ăn vào không được bao lâu, thức ăn lại trào ra ngoài. Tuy nhiên, không phải vì thế mà nuốt đại cho xong. Mẹ bầu nên ăn uống chậm rãi, đừng nóng vội, vì như vậy chỉ khiến không khí chiếm hữu diện tích bên trong dạ dày, làm cảm giác trào ngược càng tăng lên. 5/ Đừng vừa ăn vừa uống Bạn trộn chung cơm và canh hoặc vừa ăn vừa uống vì hy vọng thức ăn sẽ dễ tiêu hơn. Thực tế, đây là ý tưởng tồi tệ khiến dạ dày trở nên quá tải, càng kích thích sản sinh axít và gây ra trào ngược. 6/ Ngồi dậy hoặc vận động nhẹ nhàng Nằm chính là tư thế lý tưởng nhất để các axít di chuyển ngược trở ra. Thay vào đó, khi vừa ăn xong, bạn nên đi dạo vài vòng, sau đó ngồi nghỉ trước khi nằm. Bất cứ khi nào có cảm giác khó chịu, mẹ bầu nên ngồi dậy và làm chuyện khác để quên đi cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, đừng ăn khi đang nằm. 7/ Mẹo ăn và uống lạnh Để giảm bớt cảm giác khó chịu ngay lập tức, mẹ bầu có thể thử ăn kem, uống nước lạnh. Nó giúp dạ dày “thông thoáng, mát mẻ” hơn. Tuy nhiên, lưu ý nạp ít thôi mẹ nhé, kem và thức uống có gas để lạnh không phải thực phẩm lành mạnh dành cho mẹ và bé đâu. 8/ Kiểm soát cân nặng Nếu ăn quá nhiều và tăng cân hơn so với mức cần thiết, áp lực cân nặng sẽ làm các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn vừa đủ để đảm bảo không bị thừa cân trong thai kỳ. 9/ Mặc quần áo rộng rãi Trang phục ôm sát rất dễ làm cơ thể mẹ bầu khó chịu, gây áp lực lên bụng và lượng thực phẩm vừa nạp vào, gây ra chứng trào ngược. 10/ Dùng thuốc an toàn Bạn có thể tư vấn bác sĩ loại thuốc kháng axít dùng được khi mang thai. 11/ Ngừng ngay thói quen hút thuốc Hút thuốc khi mang thai gây ra những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho bé con trong bụng. Ngoài ra, hành động này còn trực tiếp tác động lên ống dẫn thức ăn của bạn, dẫn đến chứng ợ nóng. 12/ Thư giãn thoải mái Căng thẳng, lo âu, buồn phiền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng trào ngược. Vì vậy, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tìm niềm vui trong hoạt động thường nhật, tâm sự với chồng, bạn bè, người thân để tránh bị stress khi mang thai. Thân chào bạn! Chúc mẹ tròn con vuông nhé!
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play