eDoctor
Câu hỏi:
Chào bs . Bs cho e hỏi với . Vợ e mai sinh e bé đc 5 ngày mà có rất ít sữa về k đủ cho e bé ăn ( vợ e mang mang thai đc 38 tuần thì sinh ) . Gđ đã cho ăn móng heo chân dê vs chân chó thường xuyên và dùng 1 số loại lá sữa nhưng sữa vẫn về rất ít bs có thể tư vấn cho e nguyên nhân và có cách vào để cho sữa về nhiều k ạ . E cảm ơn
Trả lời:
Chào bạn Trước tiên, để biết bé có đủ sữa bú hay không, bạn cần dựa vào những dấu hiệu cảnh báo sau: - Bé không tăng cân: Nếu bé không bắt đầu lấy lại trọng lượng khi mới sinh sau 5 ngày, hoặc nếu sau thời điểm đó bé bắt đầu giảm cân thay vì tăng, hãy trao đổi ngay với bác sĩ. - Khi được hơn 5 ngày tuổi, bé làm ướt ít hơn 8 tã vải (hoặc 6 bỉm) trong 24 giờ; phân bé ít và tối màu. - Nước tiểu của bé rất sẫm màu: Nước tiểu có màu nhạt hoặc trong tức là bé đã nhận đủ lượng nước, nếu đậm hơn có thể là một dấu hiệu cho thấy bé thiếu nước. - Bé quấy khóc hoặc ngủ lịm đi trong nhiều giờ. Bé có thể buồn ngủ ngay khi bạn cho bé bú nhưng quấy khóc khi bạn đặt bé xuống. - Việc cho bú luôn mất nhiều hơn một giờ và em bé có vẻ chưa thỏa mãn. - Bầu vú của mẹ không thấy dễ chịu hơn sau khi bú. - Bạn ít nghe thấy bé nuốt trong khi bú. (Tuy nhiên, một số trẻ bú khá yên tĩnh, do đó, nếu tất cả các dấu hiệu khác là tích cực, bạn không cần lo lắng về điều này!) Nếu bé nhà bạn có các đặc điểm trên thì đúng là mẹ bé bị thiếu sữa. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp thiếu sữa thường xảy ra ở những người mẹ không có đủ mô sản xuất sữa (tuyến tạo sữa); Đã trải qua phẫu thuật hay xạ trị ở vú; Mất cân bằng nội tiết tố; Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới sản xuất sữa. ; Đã từng phẫu thuật, chẳng hạn để nâng ngực hoặc thu nhỏ ngực, có thể gặp khó khăn trong sản xuất đủ sữa cho con. Một số mẹ hoàn toàn không thể sản xuất sữa. Những trường hợp này đều cần có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu bạn thực sự quan tâm đến sự phát triển của bé thì đừng chuyển sang nuôi bé bằng sữa công thức mà nên kiểm tra xem bé đã bú mẹ đúng cách chưa, bé có ngủ quá nhiều không vì trong vài ngày đầu sau khi sinh, nhiều trẻ thường ngủ li bì, rất khó đánh thức và vì vậy bú được ít hơn cần thiết. Một số khác gặp khó khăn trong kiểm soát các cơ liên quan tới động tác mút và khó lòng hút đủ sữa từ bầu vú mẹ. Trẻ sinh non hay thiếu tháng cũng thường gặp khó khăn trong bú mẹ trong những ngày đầu tiên, đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ quan sát cách mẹ cho bé bú và đưa ra những lời khuyên giá trị để bé có thể bú thành công. - Cho bé bú thường xuyên, đừng chờ tới khi con khóc mới cho bú. Các bé bú ít ngủ nhiều có thể ngủ quên và bỏ mất bữa bú. - Chọn tư thế đúng khi cho con bú và giúp bé ngậm bắt núm vú đúng cách. Cho bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Tư thế mẹ phải thoải mái khi cho trẻ bú, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.Để bé tự quyết định khi nào thì kết thúc cữ bú. - Cho bé bú cả hai bên trong mỗi cữ bú. Hãy để bé bú chán chê bầu vú thứ nhất, chỉ chuyển sang bầu vú thứ hai khi bé bú chậm lại hoặc ngừng hẳn. - Nếu đã tuân thủ những điều này mà bé vẫn bú được ít thì cần tăng số lần cho bé bú hoặc tìm cách kích thích sản xuất sữa thông qua hút sữa bằng máy hoặc vắt bằng tay. - Tránh cho bé dùng sữa công thức hay bột ăn dặm quá sớm vì điều này có thể khiến bé chán sữa mẹ, và do đó làm giảm nguồn sữa mẹ. - Hạn chế dùng núm vú giả. - Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, mẹ bé nên uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ). - Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Xin giới thiệu với bạn một số bài thuốc lợi giúp cải thiện nguồn sữa mẹ: - Cẳng dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng. - Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày. - Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày. - Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa. - Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau ăn hàng ngày. Chúc bé khỏe, hay ăn chóng lớn
Tags:Sản Phụ Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play