eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào BS em có một cái răng bị ê. (răng không bị sâu) ăn đồ cứng là khó chịu. có cách nào để răng bình thường không ạ. ăn uống bất tiện nhất là đồ cứng
Trả lời:
Chào bạn ! Hiện tượng ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.. 1- Chải răng không đúng cách: 2. Sâu chân răng Răng bị sâu tấn công ở phần chân răng gần nướu răng. Nướu răng tụt khỏi chân răng có thể do chải răng sai cách, do bệnh lý viêm nha chu…khiến bề mặt chân răng bị lộ, không chỉ bị sâu răng mà còn rất ê buốt. 3- Bệnh viêm nướu gây tụt lợi, hở chân răng và lộ ngà răng cũng là lý do khiến răng ê buốt Mô nướu bị viêm, sưng đỏ và có thể đau hay chảy máu, gây ra tổn thương cho dây chằng hỗ trợ răng trong đó có một số ở bề mặt gốc tiếp xúc trực tiếp với kích thích. 4. Răng bị sứt mẻ. Răng bị sứt mẻ hoặc hỏng có thể dễ dàng bị tấn công với vi khuẩn và mảng bám. Vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào bên trong và gây viêm tủy răng, dẫn đến các triệu chứng nhạy cảm của răng. 5. Thói quen nghiến răng Việc nghiến, siết chặt hàm răng có thể làm mòn men và lộ ngà răng bên dưới dẫn đến răng bị ê buốt. 6. Tuổi tác Răng thường trở nên nhạy cảm cao là ở độ tuổi từ 25 – 30 tuổi. 7. Lạm dụng nước súc miệng Một số loại nước súc miệng có chứa axit có thể làm trầm trọng thêm răng ê buốt nếu lớp men răng đã bị mòn trước đó. Các axit gây hại thêm cho lớp ngà răng. Vì vậy nếu răng nhạy cảm, hãy hỏi nha sĩ về việc sử dụng những loại nước mang giải pháp florua trung tính. 8. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như trái cây họ cam quýt, cà chua. dưa chua hay trà…có thể gây xói mòn men răng. 9. Nhạy cảm nha khoa Thủ thuật nha khoa có thể làm răng nhạy cảm tạm thời sau khi lấy cao răng, mài răng, diệt tủy hoặc tại các vị trí hàn trám, bọc răng, trồng răng. Tuy nhiên nhạy cảm gây ra bởi các thủ tục nha khoa chỉ là tạm thời và thường biến mất vài tuần sau đó. Răng nhạy cảm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày vì trực tiếp gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống mà còn rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Không nên chủ quan khi thấy những biểu hiện răng ê buốt bạn nên đến bác sĩ Răng Hàm Mặt khám và điều trị ngay Thân chào !. Để xác định được nguyên nhân cũng như tình trạng răng miệng hiện tại của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên trực tiếp đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhé!
Tags:Răng Hàm Mặt
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play