eDoctor
Câu hỏi:
thưa bác sỹ bên trong lưỡi em có vết loét như hình không biết là bệnh gì cac vết loét không gây cản trở trong việc sinh hoạt của em cách đây khoảng 1 tháng em có bị viêm gai lưỡi ạ mong các bác sỹ tư vấn giúp
Trả lời:
Chào anh, Loét niêm mạc lưỡi do nhiều nguyên nhân, trong đó thường gặp là loét áp tơ, đây là bệnh lành tính nhưng hay tái phát, gây đau và khó chịu.Thường bệnh sẽ tự lành trong vòng 1-2 tuần. oét aphter miệng là tổn thương loét đau ở miệng với vết loét nhỏ dưới 1cm, hình bầu dục hoặc tròn có bờ màu đỏ. Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Khoảng 20 - 40% dân số bị loét aphter ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát rất nhiều đợt. Trước đây, người ta mặc định loét aphter có nguyên nhân từ một loại virus do 1 loại virus tên là Adeno. Nhưng ngày nay các chuyên gia cho rằng, loét miệng aphter có nguyên nhân từ yếu tố miễn dịch của cơ thể và có yếu tố gia đình. Nữ giới thường dễ mắc bệnh hơn nam, thường gặp từ 16 - 40 tuổi hay tái phát và xuất hiện khi mùa trăng (còn gọi là đẹn trăng). Khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, thức quá khuya và làm việc quá sức... Loét aphter thường trải qua 3 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có cảm giác bỏng rát trong miệng, đầu lưỡi... Nếu giai đoạn này bệnh nhân nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ, uống thêm Vitamin PP 500mg, 1 viên ngày 2 lần, vitamin C 1g ngày 1 viên vào buổi trưa, bổ sung thêm axit folic, kẽm... thì bệnh có thể thoái lui mà không chuyển sang giai đoạn vết loét.Bạn có thể ăn nhiều trái cây,rau xanh đặc biệt là nước cam chanh để bổ sung các vitamin này Giai đoạn hai là giai đoạn vết áp xuất hiện rất đau khi nói và khi ăn, vì vậy bệnh nhân mệt mỏi và có thể sốt nhẹ. Nếu giai đoạn này bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể bị bội nhiễm, vết áp nhiễm trùng sẽ loét sâu hơn, rộng hơn, đau nhiều hơn... Giai đoạn này nếu không điều trị sẽ kéo dài từ 3-10 ngày. Nếu xảy ra bội nhiễm, bệnh nhân nên khám để được điều trị đúng cách. Giai đoạn ba là giai đoạn thoái lui. Nếu bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ... bệnh có thể tự khỏi mà không để lại sẹo. Để tránh bệnh tái phát, bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Không thức quá khuya, không uống nhiều bia rượu; nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất sắt và kẽm như rau muống, rau bồ ngót, hào biển... Uống nước cam vắt khi mệt mỏi... Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không sử dụng bàn chải đánh răng cứng khiến niêm mạc dễ bị trầy xước. Hình ảnh bạn gửi khá giống vết loét apter nếu các triệu trứng cũng tương tự bạn hãy làm theo hướng dẫn để nhanh lành bệnh.Trong trường hợp vết loét không cải thiện, nặng hơn bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả Chúc anh sức khỏe, thân.
Tags:Răng Hàm Mặt
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play