eDoctor
Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, mấy tháng trở lại đây tôi thường xuyên bị chảy máu chân răng, mặc dù răng miệng tôi vẫn tốt và vẫn vệ sinh thường xuyên. Xin bác sĩ cho tôi hỏi là tôi đang gặp vấn đề gì ạ? Xin cám ơn bác sĩ!
Trả lời:
Chào bạn ! Chảy máu chân răng không phải là hiện tượng hiếm gặp và hầu như ai cũng mắc phải một lần trong đời. Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh chảy máu chân răng là khi soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau và chảy máu. Hiện tượng chảy máu chân răng này có thể xảy ra khi có những kích thích từ bên ngoài như khi ăn nhai, khi chải răng hay xỉa răng nhưng đôi khi chỉ cần chép miệng nhẹ thì phần chân răng cũng bị chảy máu. 1. Nguyên nhân chảy máu chân răng + Nguyên nhân bị chảy máu chân răng do các bệnh lý về nướu, nha chu Nguyên nhân chảy máu chân răng thường gặp nhất là do viêm lợi, viêm quanh răng. Đó là tình trạng tổn thương mô nha chu khiến lợi bị viêm, sưng đỏ, sung huyết nên dễ chảy máu khi có tác động như đánh răng. Các vấn đề về lợi, nha chu chủ yếu do những mảng bám cao răng gây ra. Khi cao răng bám vào trên thân răng, xung quanh cổ răng hay dưới nướu sẽ là môi trường do vi khuẩn gây bệnh phát triển. Các vi khuẩn này sẽ tác động đến lợi, là mất đi các mô liên kết giữa lợi và răng, khiến cho răng trở nên lỏng lẻo và lợi cũng dần có biểu hiện sưng tấy, đau nhức và chảy máu. Những thói quen như vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng, không lấy cao răng định kì, ăn uống thiếu chất dẫn đến bệnh lý viêm lợi và dễ chảy máu khi đánh răng. + Nguyên nhân chảy máu răng do xuất huyết giảm tiểu cầu Xuất huyết giảm tiểu cầu là nguyên nhân hiếm gặp gây nên tình trạng chảy máu chân răng nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát triển kịp thời. Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra. Đây là một dạng bệnh thuộc hệ thống tạo máu, do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu. + Nguyên nhân chảy máu răng do các bệnh lý cơ thể khác Một số bệnh về gan, mật cũng gây nên tình trạng chảy máu chân răng khó kiểm soát cho dù bạn có chăm sóc răng miệng tốt. Do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K, khi chức năng gan hoạt động không tốt thì rất dễ gây nên các rối loại về đông máu, làm cho tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, việc ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin C…cũng là một trong những nguyên nhân bị chảy máu chân răng. 2. Cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào? + Vệ sinh răng miệng là cách phòng ngừa cơ bản, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng xảy ra. Sau khi ăn xong dùng chỉ nha khoa làm sạch mảng bám trên các kẽ răng. Đánh răng đúng cách, khi chải răng thì để bài chải nghiêng 45 độ, chải từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, không chà ngang hay chải quá mạnh sẽ gây tổn thương men răng và nướu. + Bạn có thể dùng nước muối sinh lý súc miệng không những làm cho hơi thở thơm tho hơn mà còn hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra. + Bổ sung thêm các loại vitamin C, D, A thông qua sử dụng các loại rau củ quả tươi sống như cam, chanh, táo, cà rốt… Nguyên nhân chảy máu răng do vệ sinh răng miệng không đúng cách 3. Lấy cao răng phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất Lấy cao răng là một thao tác bắt buộc để phòng ngừa và điều trị tình trạng chảy máu chân răng. Cao răng chứa vi khuẩn là một trong những thủ phạm chính dẫn tới viêm nhiễm nướu và các tổ chức xung quanh răng, do đó, muốn hạn chế chảy máu chân răng, bạn cần tới gặp nha sỹ định kỳ 4-6 tháng/lần để làm sạch cao răng. Thực tế cho thấy, việc lấy cao răng có thể loại bỏ tới 90% tình trạng chảy máu chân răng nếu nguyên nhân xuất phát từ viêm nướu hay viêm quanh răng. Sau khi hoàn tất việc làm sạch cao răng, loại bỏ ổ viêm nhiễm thì tình trạng chảy máu chân răng cũng giảm dần và cùng với vệ sinh răng miệng tốt thì hiện tượng này sẽ chấm dứt. Thân ái chào bạn !
Tags:Răng Hàm Mặt
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play