eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ . E năm nay 24t và đag gặp vấn đề ở răng, khoảng 1năm trở lại đây e thấy răng mình dài ra răng cửa hô và yếu.mong bác sĩ tư vấn giúp e .cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Chào em ! Trao đổi với em về vấn đề 1 năm gần đây em thấy răng mình dài ra răng cửa hô và yếu , bác sĩ E Doctor có ý kiến như sau : Có khả năng em bị mắc bênh nha chu 1- Nha chu là bênh như thế nào : – Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. - Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi các yếu tố sau: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. - Nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng. Nướu tốt sẽ giúp cho hàm răng tốt. - Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm các bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu răng, lộ chân răng làm bênh nhân cảm giác dài ra và hô răng sau đó sẽ mất răng. 2- Việc điều trị viêm nha chu cũng như thuốc chữa viêm nha chu : - Bác sĩ tư vấn và thăm khám trực tiếp với bạn để phát hiện mức độ trầm trọng của bệnh - Xác định mức độ của bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp thông qua chụp phim - Bệnh viêm nha chu và cách điều trị triệt để , bác sĩ khắc phục bệnh nha chu bằng phương pháp phù hợp: + Làm sạch khoang miệng, các mảng bám trên răng bằng phương pháp lấy cao răng siêu âm. Bởi nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nha chu là các mảng bám trên răng không được sạch, từ đó gây viêm nướu. Từ đây, có thể sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ. + Với những người bệnh xuất hiện những túi nha chu (ổ mủ), các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khẩn cấp. Bởi vì tuy ổ mủ chỉ là cơn cấp tính của viêm nha chu, nhưng nếu để ổ mủ tồn tại lâu, hoặc tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nhiễm mạn tính, khiến cấu trúc bảo vệ răng ngày càng lỏng lẻo, răng sẽ rụng xuống nếu không được điều trị kịp thời. + Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà sau đó bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp như: chỉnh sửa, thay thế những cấu trúc bị vi khuẩn phá hủy; cố định răng lung lay; phẫu thuật cấy ghép mô, nướu răng. Vậy nhé , bạn cần đến bác sĩ nha khoa khám và điều trị gấp !
Tags:Răng Hàm Mặt
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play