Câu hỏi:
Chào bác sĩ
Tôi bị lao phổi AFB 1+, đang uống thuốc tại nhà được 17 ngày. 2 ngày nay tôi bị cay trong mũi, sau đó như có đờm chảy từ mũi xuống cổ họng, có cảm giác như có gì đó mắc ở cổ, ngực hơi tức, đau bả vai và sống lưng. Tôi rất lo vì không biết do thời tiết hay có thể là do lao kháng thuốc không bác sĩ? Mấy hôm nay tôi hơi stress. Trước giờ mỗi lần hồi hộp lo lắng tôi cũng bị tim đập nhanh, tức ngực, khó thơ
Xin cám ơn
Trả lời:
Chào bạn
Những dấu hiệu bạn mô tả như "bị cay trong mũi, sau đó như có đờm chảy từ mũi xuống cổ họng, có cảm giác như có gì đó mắc ở cổ, ngực hơi tức, đau bả vai và sống lưng".
Lao kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn lao kháng lại với các thuốc chống lao. Khi bạn đang điều trị lao nhưng các triệu sốt, ho, khạc đờm không thuyên giảm hoặc thuyên giảm một thời gian rồi lại xuất hiện trở lại với các triệu chứng tăng lên như đau vai, đau ngực thì nghĩ nhiều đến bạn bị lao kháng thuốc do nhiễm vi khuẩn lao kháng đa thuốc từ người mắc bệnh lao kháng đa thuốc (cụ thể là bà của bạn).
tuy nhiên, cũng không nên loại trừ các nguyên nhân như tác dụng phụ của thuốc bạn đang uống hoặc dấu hiệu bệnh lý khác. Vì vậy, bạn nên báo ngay cho cán bộ y tế hoặc người hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị để được giải thích cặn kẽ và xử lý kịp thời.
Khi xét nghiệm đờm còn vi khuẩn lao, để hạn chế lây nhiễm cho mọi người, bạn nên:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người
- Điều trị tích cực cho khỏi bệnh
- Che miệng và mũi khi ho, khi hắt hơi.
- Không khạc nhổ bừa bãi (khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt đi).
- Mở cửa sổ và cửa ra vào để tăng lưu thông không khí trong phòng, có thể đặt quạt điện thổi gió từ trong nhà ra ngoài.
- Nếu có thể nên ngủ riêng, không ngủ chung phòng với người khác.
- Không cần ăn kiêng hoặc dùng riêng đồ ăn hoặc các vật dụng trong gia đình.
Khi kết quả xét nghiệm đờm của bạn đã âm tính (bạn không còn là nguồn lây bệnh nữa), bạn có thể tiếp xúc với mọi người như thường lệ.
Ngoài ra, những người trong gia đình bạn cần được khám phát hiện bệnh là:
- Trẻ em dưới 5 tuổi
- Tất cả những người khác có biểu hiện ho kéo dài trên 2 tuần
Những đối tượng trên cần khám phát hiện bệnh lao và bệnh lao kháng đa thuốc, bao gồm khám lâm sàng, xét nghiệm đờm, chụp Xquang phổi và thử phản ứng Mantoux.
Chúc bạn chóng bình phục
Tags:Nội KhoaTruyền Nhiễm