eDoctor
Câu hỏi:
Chào Bác Sĩ, em năm nay 22 tuổi, khoảng 2 tháng nay, em có triệu chứng ngồi xổm là ngồi xổm khoảng 5 phút là đứng dậy khó khăn, và ngày càng nhiều, hôm qua e có đến bệnh viện 115 ở Tp.hcm khám, và phát hiện là e bị suy tỉnh mạch chi dưới mức độ nhẹ, và bác sĩ cho thuốc 10 ngày để uống, và không cần tái khám nữa. Bác sĩ cho em hỏi là em có cần đi khám tiếp tục nữa không, bệnh này có thể chữa dứt điểm được không, e lên mạng có thấy ở nước mình mới có công nghệ trị bệnh này mà không cần phẩu thuật, kết quả rất tốt. bác sĩ cho em xin hỏi chi phí của việc điều trị bằng phương pháp đó là bao nhiều tiền, đối với trường hợp của e thì điều trị như thế nào là tốt nhất, em xin cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Chào cháu Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị suy làm xuất hiện dòng máu trào ngược dẫn đến tình trạng ứ trệ máu trong lòng tĩnh mạch và làm tăng áp lực tĩnh mạch ở cẳng chân, lâu dần dẫn đến tình trạng suy tĩnh mạch mạn tính. Bệnh này rất thường gặp ở chi dưới, xảy ra ở khoảng 10 - 35 % người lớn. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày, điều trị lâu dài và tốn kém nhất là khi có biến chứng. Những nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch chi dưới bao gồm: - Thói quen đứng hay ngồi lâu gây ứ trệ máu và tăng áp lực tĩnh mạch của chi dưới. - Huyết khối tĩnh mạch sâu ngăn cản dòng máu trở về tim. - Viêm tĩnh mạch với hình thành huyết khối trong các tĩnh mạch sâu hoặc nông. - Khiếm khuyết van do bẩm sinh. - Các yếu tố khác: nữ giới, sinh đẻ nhiều, béo phì hay quá cân, táo bón kinh niên, di truyền, nội tiết, sử dụng thuốc ngừa thai, môi trường làm việc nóng và ẩm, lười thể dục, hút thuốc lá, tuổi trên 50... Các tổn thương van tĩnh mạch mạn tính tuy không thể hồi phục, nhưng nếu điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể làm việc sinh hoạt bình thường. Do đó, ở trường hợp của cháu, nếu bác sĩ đã chẩn đoán là bị suy tĩnh mạch chi dưới ở mức độ nhẹ, cho thuốc 10 ngày và không hẹn tái khám thì chắc tương đương với suy giãn tĩnh mạch chi cấp độ 1. Việc điều trị bệnh giai đoạn này chủ yếu là thay đổi những thói quen sinh hoạt và công việc hàng ngày và sử dụng thuốc hỗ trợ mạch mà không đặt vấn đề phẫu thuật. Cháu nên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa bệnh chuyển sang các cấp độ nặng hơn, bao gồm: - Cần tránh đứng lâu, ngồi lâu một chỗ. - Không tắm nước nóng, tránh táo bón, không mặc quần bó sát, không đi giày cao gót, chơi thể thao nặng. - Khi nằm nên gác chân cao khoảng 15 phút từ 3 đến 4 lần trong ngày. - Luyện tập những môn thể thao có động tác di động cổ chân nhiều và co các cơ cẳng chân và cơ đùi như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp... - Không ngâm chân vào nước nóng. - Không sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm khi đau - Không sử dụng chất kích thích làm bệnh tăng nặng hơn. - Nếu hiện tượng tê, chồn, đau chân tăng lên cháu có thể sử dụng vớ áp lực (mua tại các hiệu thuốc) để giảm đau và hạn chế tăng cấp độ bệnh nhé. Chúc cháu chóng bình phục
Tags:Tim MạchNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play