eDoctor
Câu hỏi:
Thưa Bác sĩ , dù tôi đả uống thuốc huyết áp đầy đủ,nhưng không hiểu tại sao THỈNH THOẴNG huyết áp tôi vẫn tăng cao trên 140/90.Luc đó tôi cảm thấy rất mệt,khó chiụ trong ngừỗi,không đi lại bình thường được..Thưa Bác sí, làm sao tôi có thể giữ huyết áp luôn ở mức bình thường khi đã uống đầy đủ thuốc ?Xin Cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn Bạn bị tăng huyết áp, dù đã uống thuốc đầy đủ mà huyết áp vẫn không ổn định. Thỉnh thoảng vẫn tăng lên kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, khó chịu, đi lại khó khăn. Hiện tượng huyết áp vẫn tăng lên cho dù đã uống thuốc đầy đủ có thể do bạn chưa tuân thủ nghiêm túc những qui định về ăn uống và thể dục dành cho người cao huyết áp bao gồm: - Chế độ ăn giảm muối: Muối ở đây được hiểu là muối Natri, không chỉ có trong muối, nước mắm mà còn trong mì chính, các món ăn mặn như muối vừng, ruốc, dưa muối, đồ ăn sẵn… bạn cần hạn chế các thức ăn này. - Các đồ ăn béo, đồ xào rán: làm tăng mỡ máu, đặc biệt là triglycerid gây xơ cứng thành mạch, góp phần vào hiện tượng tăng huyết áp không ổn định. Bạn cần hạn chế các thức ăn này. - Luyện tập thể lực: Việc này cũng góp phần làm hạ huyết áp. Bạnnên tập thể dục thường xuyên, tập nhẹ nhàng, đều đặn hằng ngày như đi bộ, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh. Không nên tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ nặng có thể còn gây huyết áp tăng cao. Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn cho người cao huyết áp, luyện tập thể thao nhưng huyết áp vẫn cao không ổn định, bạn nên đến khám tại cơ sở y tế vì việc tăng huyết áp dù đã dùng thuốc của bạn có thể do những nguyên nhân sau: - Các thuốc bạn đang dùng chưa đủ để khống chế huyết áp. Bạn cần đến bệnh viện khám để các bác sĩ kiểm tra lại huyết áp và chỉnh thuốc, có thể tăng liều hoặc phối hợp thuốc hạ huyết áp loại khác. Có rất nhiều bệnh nhân tăng huyết áp cần đến 2-3 loại thuốc hoặc hơn nữa để khống chế huyết áp. - Có các bệnh phối hợp chưa được điều trị đúng và đủ. Bạn cần làm thêm các xét nghiệm về mỡ máu, đường máu, chức năng thận… Nếu các bệnh kèm theo này không được điều trị đúng và đủ cũng gây khó khăn cho việc khống chế huyết áp. - Nếu các biện pháp trên vẫn chưa khống chế được huyết áp, các bác sĩ có thể sẽ tìm thêm nguyên nhân gây tăng huyết áp như hẹp động mạch thận… để can thiệp. Hy vọng thông tin trên đủ để bạn tham khảo và có hướng xử lý phù hợp. Chúc bạn chóng bình phục
Tags:Tim MạchNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play