eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ . Bác có thể giúp cháu và cho cháu thêm kiến thức để cháu nắm bắt căn bệnh của mjnh - cháu năm nay 24 tuổi phát hiện bệnh vào lúc 8 tuổi tới nay chưa phác đồ điều trị lần nào - nhà cháu có anh chị và mẹ cháu đều mang virut vgb mạn mẹ cháu nay củng 50 tuổi chưa phác đồ điều trị lần nào - tiền sử gia đình có cậu và ông ngoại đều bị HCC vs xơ gan , đều không biết mình mang bệnh khi biết thì đã quá muộn , - cháu có tập gym cường độ mạnh và có sử dụng tpbs. - vì gia đình cháu ở tỉnh lẻ nên 1 năm gia đình cháu chỉ vào bệnh viện nhiệt đới TW sài gòn khám 1 lần, còn 3-6 tháng khám bệnh viện tuyến tỉnh , như vậy có được không bác - sang năm cháu và gia đình vào khám lại , còn đây là kết quả hôm 26/11 khám tại bệnh viện nhỏ bác , bác xem giúp con với nha
Trả lời:
Chào cháu 1. Với các kết quả mà cháu cung cấp, bác sĩ tư vấn như sau: - Men gan: các chỉ số AST, ALT, GGT bình thường, chức năng gan ổn định - PSA toàn phần: Dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến, kết quả trong giới hạn bình thường (không cần thiết trong trường hợp này) - Siêu âm ổ bụng tổng quát: chưa phát hiện bất thường trên siêu âm bụng. - HBsAg (kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B) cao: 1081, - HBV-DNA định lượng: 1.56*10^9 copies/mL: rất cao Với kết quả trên cho thấy tuy chưa có tổn thương gan do virus nhưng nồng độ kháng nguyên bề mặt và số lượng virus vẫn còn rất cao. Vì vậy, cháu cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra độ hoạt động virus (HBeAg, HBeAb), tầm soát ung thư gan (AFP) và siêu âm đàn hồi mô gan (ARFI). Khi có kết quả cháu nên khám và tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa Truyền nhiễm hoặc Gan Mật. 2. Không chỉ cháu mà bất cứ ai đang bị viêm gan siêu vi B mạn tính, tiền sử gia đình có viêm gan siêu vi B và HCC nên tầm soát ung thư gan định kỳ (3-6 tháng/ lần) để theo dõi mức độ tổn thương gan, phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm là rất cần thiết để tăng cơ hội được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật kịp thời và kéo dài tuổi thọ. Những xét nghiệm cần làm khi tầm soát ung thư gan bao gồm: - Xét nghiệm men gan: là một dấu hiệu chỉ điểm của tổn thương gan để đánh giá có cần dùng thuốc điều trị hay không. - Xét nghiệm tải lượng vi rút (định lượng HBV DNA) - HBeAg và anti-HBe: theo dõi mức độ hoạt động của vi rút - Số lượng tiểu cầu và albumin: các dấu hiệu gợi ý bệnh nhân có xơ gan và suy giảm chức năng gan - AFP: tầm soát sàng lọc ung thư gan - Siêu âm gan: để phát hiện khối u trong gan. Tất cả những xét nghiệm này nên làm định kỳ 6 tháng/ lần tại các bệnh viện hoặc phòng xét nghiệm chất lượng, tốt nhất là đạt chuẩn ISO15189:2012 để có thể liên thông kết quả xét nghiệm . Sau khi có kết quả cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. 3. Việc tập luyện thể lực là cần thiết để làm giảm số lượng mỡ trên cơ thể và gia tăng khối cơ trừ trường hợp bị xơ gan đã có biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản. Việc sử dụng tpbs gì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Trên đây là một số thông tin về viêm gan siêu vi B mạn để cháu tham khảo. Thân mến!
Tags:Nội KhoaTiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play