eDoctor
Câu hỏi:
Em điều trị dạ dày bị viêm bằng thuốc tây đã 1 năm nay rồi chưa khỏi,dạo này xung quanh rốn em cũng bị đau, cho em hỏi có phải do em uống thuốc tây nhiều quá ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột k ạ
Trả lời:
Chào em Viêm dạ dày là bệnh khá phổ biến và có nhiều lí do như dùng quá nhiều rượu, bia, ăn quá no hoặc thức ăn có nhiều gia vị; sử dụng các loại thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày, nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (HP), virus, nấm, stress, sau một chấn thương nặng, ca mổ lớn, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng, trào ngược dịch mật... Điều trị viêm dạ dày tùy thuộc vào lí do, và phần lớn các lí do dễ chẩn đoán và chữa trị. Tuy nhiên, nên nhớ, viêm dạ dày là bệnh hay tái phát, lúc đó điều trị sẽ phải làm lại từ đầu và kéo dài như trường hợp của em. Lý do thường gặp nhất là do người bệnh chưa tuân thủ đúng chỉ định sử dụng thuốc như liều dùng, giờ dùng, trước hay sau ăn… hoặc một số người còn có thói quen lạm dụng thuốc muối (thuốc natricbicacbonat, trung hoà acid) do mỗi khi đau họ uống thuốc này và lập tức thấy đỡ hẳn. Nhưng đây chỉ là thuốc chữa triệu chứng tăng acid chứ không phải là thuốc chữa nguyên nhân viêm dạ dày. Khi dùng nhiều, thường xuyên thì lượng acid bị giảm mạnh, khiến cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết acid ra nhiều hơn. sẽ càng làm cho môi trường dạ dày càng bị acid hơn. Thêm vào đó, phản ứng trung hoà trực tiếp này còn tạo ra khí carbonic làm đầy hơi, khó tiêu... Vì vậy, có thể nói, điều trị viêm dạ dày nếu chỉ dùng thuốc thôi vẫn chưa đủ vì thuốc chỉ giúp làm chóng lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày chứ không giúp loại bỏ những nguyên nhân (ngoại trừ các nguyên nhân có thể diệt được bằng thuốc như vi khuẩn, nấm...). Và trên thực tế, người bệnh giữ vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân và đặc biệt là loại bỏ nguyên nhân của viêm dạ dày (kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress...). Do đó, để điều trị triệt để bệnh, ngoài việc uống thuốc, em cần thay đổi chế độ ăn và một vài thói quen trong lối sống. Cụ thể, nên chủ động không ăn quá nhiều, quá no, không ăn trễ về đêm (sau 20 giờ), quá gần lúc đi ngủ (nên ăn 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ). Tránh dùng những đồ uống có thể gây kích thích như nước chanh, cà phê, rượu bia, nước có gas. Tránh dùng những đồ ăn có thể làm giảm trương lực cơ thắt tâm vị như mỡ và những đồ ăn có chất mỡ, sôcôla hoặc kẹo bạc hà... Cần thường xuyên kiểm tra cân nặng. Nằm đầu cao khi ngủ, không nên mặc đồ quá chật (đặc biệt ở vùng thắt lưng) khi đi ngủ. - Duy trì cân nặng khỏe mạnh. giảm cân nếu thừa cân. Ợ nóng, chướng bụng và táo bón thường gặp nhiều hơn ở người thừa cân. - Tập luyện nhiều. Tập luyện làm tăng nhịp thở và nhịp tim, là hoạt động có lợi nhất để tiêu hóa tốt hơn. Tập thể dục kích thích hoạt động của các cơ đường ruột, giúp đẩy chất cặn bã xuống ruột nhanh hơn. Cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần. - Hạn chế stress. Nếu thực hiện tốt những điều này, biểu hiện bệnh có thể giảm nhiều chỉ sau một thời gian ngắn và ổn định. Chúc em chóng khỏi bệnh!
Tags:Nội KhoaTiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play