eDoctor
Câu hỏi:
Em đau bụng âm ỉ phía dưới rốn đã được một năm rồi . Bụng đôi khi đau ở hố chậu phải có khi đau bên mạn sường phải cảm giác khó chịu. Đau kèm theo triệu chứng đi ngoài phân lỏng nát . Phân đầu thì nát đuôi thì lỏng . Có lúc vón cục nhỏ . Hầu như em đi đại tiện phải mót rặn . Cảm giác không có cảm giác buồn đại tiện đại tiện ít phân . Cảm giác vẫn còn phân . 8 thang truoc .Em đi khám ở quê họ cho chụp x quang đại tràng họ bảo đại tràng bị co thắt. Về em uống thuốc nhưng vẫn đau . Em ra bạch mai khám 2 lần họ cho siêu âm ổ bụng và nội soi đại tràng kết quả bình thường. về em lo nên vẫn ra bạch mai và yêu cầu nội soi thêm 1 lần nửa. Họ không cho nhưng em vẫn yêu cầu. Và họ nội soi đại tràng lần 2 trong 1 tháng và kết quả vẫn bình thường . Và bác sĩ bạch mai chuẩn đoán em bị IBS . Và cho thuốc về uống được mấy tháng h em lại đau và khí đi ngoài lại. Mong bác sĩ tư vấn giúo ạ
Trả lời:
Chào em Theo những thông tin em cung cấp thì em đúng là đã có các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Đó là những rối loạn chức năng tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Hội chứng này có những dấu hiệu nhận biết bao gồm đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài, giảm đi sau đại tiện. Thay đổi hình dạng khuôn phân và thay đổi số lần đi đại tiện. Vì cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị hết mọi triệu chứng của IBS nên việc điều trị chủ yếu là theo triệu chứng nổi trội (các triệu chứng đại tràng. Tuy điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát. Trường hợp này không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn ruột. Trong điều trị hội chứng ruột kích thích thì chế độ ăn là rất quan trọng: Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp. Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, soài, mít...). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay...). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có ỉa chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...). Ngoài ra, người bệnh cần có một chế độ luyện tập đi ngoài 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện. Tránh lo lắng căng thẳng bằng cách luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên. Cần phải kiên trì thì mới có kết quả. Trường hợp cần sử dụng thuốc điều trị triệu chứng chống giảm đau, co thắt, chống táo bón, ỉa chảy, chống sinh hơi thì cần phải theo đơn bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc sử dụng. Có thể bổ sung lợi khuẩn giúp giảm nhẹ các triệu chứng đại tràng dai dẳng, tiêu hóa ổn định. Hy vọng những thông tin trên giúp cho em phần nào trong việc đối phó với căn bệnh khó chịu này. Chúc em chóng bình phục
Tags:Nội KhoaTiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play