eDoctor
Câu hỏi:
Chào bác sĩ ? Em bị bệnh trĩ cũng được 9 năm khi em đi cầu thì trĩ lòi ra và khi đi xong em đứng dậy thì tự nó thụt vào ( cách đây 4 năm em có đi khám ở bệnh viện tỉnh thì chẩn đoán trĩ độ 2 chỉ định em cắt nhưng tới giờ em vẫn chưa cắt) em đi cầu thì cũng dễ thỉnh thoảng hơi ngứa khi đi cầu không đau không chảy máu và em thấy trĩ cũng không phát triển thêm lắm vậy cho em hỏi là em có nên cắt không và nếu không cắt thì vệ sinh nó như thế nào để hạn chế phát triển không bác sĩ? Em xin cám ơn
Trả lời:
Chào bạn Đối với trĩ độ 2 thì người ta thường không đặt vẫn đề phẫu thuật bởi hệ tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng rất phức tạp nên phẫu thuật cắt trĩ không đơn giản, có thể xảy ra các biến chứng như hẹp hay hỏng cơ vòng hậu môn. Sau khi phẫu thuật, việc đi đại tiện cũng vô cùng đau đớn. Khâu giữ vệ sinh sau mổ rất quan trọng vì sơ sẩy ra là nhiễm trùng vết mổ. Dù đã mổ cắt búi trĩ bị sa, nhưng nếu không giữ gìn vệ sinh ăn uống, bị táo bón..., người bệnh vẫn có thể tái phát bệnh trĩ. Hiện tượng trĩ của bạn ở mức độ 2, búi trĩ tự rút lên được, đi cầu dễ, không đau, không chảy máu thì càng không nên phẫu thuật mà chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn nếu bệnh có kèm theo viêm nhiễm. Để trĩ không chuyển sang giai đoạn nặng bạn nên sử dụng kết hợp 3 liệu pháp: thuốc + ăn uống + sinh hoạt, trong đó, sử dụng các thuốc y học cổ truyền với tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Sở dĩ nên sử dụng thuốc y học cổ truyền bởi theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu, các thuốc tân dược chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (chảy máu, đau, viêm…) chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân khiến căn bệnh này hay bị tái phát. Nên sử dụng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã hết, không nên nôn nóng dừng thuốc. Về ăn uống, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Chú ý tới các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, bí đỏ, rau dền... Uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày) cũng giúp làm mềm phân, từ đó đi ngoài dễ dàng hơn. Về sinh hoạt, nên tập thể dục đều đặn hàng ngày với một môn thể thao phù hợp (đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội...). Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng nhu động ruột, hỗ trợ rất nhiều cho tiêu hóa. Ngoài ra, mọi người nên có thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Điều này là luyện phản xạ có điều kiện. Không nên nhịn đi vệ sinh vì sau vài lần nhịn sẽ bị táo bón, dễ gây tái phát bệnh trĩ. Chúc bạn khỏe mạnh
Tags:Nội KhoaTiêu Hóa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play