eDoctor
Câu hỏi:
em là nữ,36 tuổi, ngực trái của em lâu lâu bị đau, dùng tay ấn vào chỗ từ kẻ nách vòng xuống dưới là bị đau, mà bên phải thì ko bị, bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn ạ
Trả lời:
Chào em! Đau ngực trái có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. 1- Chứng đau ngực trái thực chất không phải là một bệnh mà có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, có thể kể đến: - Đau nhói ngực trái có thể liên quan đến bệnh tim mạch: - Triệu chứng đau ngực trái cảnh báo bệnh đường tiêu hóa: - Đau ngực trái cảnh giác với viêm cơ sụn, xương ở vùng ngực: - Đau ngực trái liên quan bệnh lý về phổi: - Đau ngực trái liên quan đến tâm lý: 2- Điều trị Trong một số trường hợp đau thắt ngực trái xảy ra do luyện tập, lao động quá sức hay do xúc động mạnh thì triệu chứng có thể biến mất không lâu sau đó khi bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý. - Ngay lập tức ngừng mọi hoạt động đang làm, có thể đứng yên, ngồi xuống hoặc nằm yên nghỉ ngơi. - Nếu nhận thấy cơn đau không những không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời, tránh những hệ lụy nghiêm trọng về sau. 3- Một số biện pháp phòng ngừa chứng bệnh đau ngực trái hiệu quả tại nhà - Thiết lập lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ: - Ngưng hẳn hoặc hạn chế sử dụng bia, rượu, cà phê, các chất kích thích, hút thuốc lá,… - Tránh làm việc quá sức, hay lo âu, căng thẳng,… Thay vào đó, bạn nên giữ tâm trạng tươi vui, lạc quan, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. - Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng/ngày). - Tích cực luyện tập thể dục thể thao, ít nhất 3 lần/ tuần với thời gian khoảng 30 - 40 phút mỗi lần. Một số bộ môn như bơi, ngồi thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe,… là những gợi ý hay dành cho bạn, tránh các bài tập mạnh, có tính chất thi đấu. - Chú ý tư thế ngồi, đứng, nằm, làm việc,… - Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh, hạn chế tắm khuya. - Không nên lạm dụng các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ như các loại thịt hun khói, đồ chiên rán, nội tạng động vật,…). Đặc biệt, những bệnh nhân tức ngực khó thở do bệnh tim mạch, huyết áp cao nên hạn chế ăn mặn, không nên ăn nhiều đường và tinh bột. - Tăng cường bổ sung các loại rau xanh như cải, súp lơ, bina,… trong thực đơn hằng ngày. - Nên ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc, hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí, hạt óc chó,… - Bệnh nhân hay đau tức ngực nên chú trọng bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn hằng ngày Đau ngực trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim, bệnh về đường tiêu hóa, viêm cơ sụn,… Chính vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu đau nhói, tức ngực trái kéo dài, bạn nên đến các cơ sở bệnh viện để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời. Thân chào!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play