Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,toi da nhan dc cau tra lỏi cua bs toi rat hai Long vang thua bs toi chi bi dau nua dau đạc biet la đau o vung gan thai duong Bên trên cua tai pai vay bs tu van cho toi biết bệnh migraine la bệnh gì va toi muon biết chinh xác bệnh cua minh thi can kham nhung gì va kham o dau toi co gũi hình anh toi kham lan trước cho bs xem ho la bệnh j than chao bs
Trả lời:
Chào bạn.
BS đã đọc lại phản hồi của bạn và tư vấn như sau: Migraine điển hình không có thoáng báo (không Aura) là đau nửa đầu theo cơn với tính chất: cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 – 72 giờ . Kèm theo phải có ít nhất 2 trong các triệu chứng như: đau một bên và thể lần lượt đổi bên (Không cố định bên nào), có hiện tượng mạch đập ở vùng thái dương, mức độ đau có thể vừa hoặc dữ dội tuỳ theo từng bệnh nhân và đau tăng lên khi gắng sức. Trong cơn có ít nhất một trong các triệu chứng nôn và/ hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Ít nhất có 5 cơn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên.
Để điều trị có hiệu quả Migraine cần phải kết hợp song song 3 phần dưới đây:
1. Các phương pháp điều trị chung là ngăn ngừa các yếu tố có thể gây cơn: chế độ ăn uống hạn chế các chất kích thích như rượu bia thuốc lá. Chế độ giấc ngủ phù hợp tránh thức khuya hoặc rối loạn giấc ngủ. Chế độ lao động và sinh hoạt tránh căng thẳng (stress) kết hợp với thư giãn luyện tập. Điều kiện môi trường nơi ở phải có ánh sáng phù hợp và tránh nhiều tiếng động. Giáo dục cho bệnh nhân biết về tình trạng bệnh, cách dùng thuốc và cách theo dõi tiến triển của bệnh.
2. Điều trị cắt cơn đau (điều trị giai đoạn cấp)khi đang có cơn đau: nhằm mục đích là cắt cơn đau nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ, cải thiện khả năng, chức năng thần kinh cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc đặc hiệu thường dùng: nhóm Ergotamine Tartrate hoặc nhóm Triptan .
3. Điều trị nền (điều trị dự phòng): chỉ sử dụng khi tần suất các cơn dày, ít nhất có 2 - 3 cơn mỗi tuần, các thể Migraine có biến chứng và Migraine gây trở ngại lớn đến lao động, sinh hoạt hàng ngày mặc dù đã được điều trị giai đoạn cấp. Điều trị nền với mục đích làm giảm về cường độ cũng như tần số cơn, dần dần tiến đến cắt hoàn toàn cơn và tránh tái phát cơn.
Tuy nhiên để điều trị hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến của BS điều trị cho bạn nhé.
Thân chào bạn.
Tags:Nội Khoa