eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, cháu thường xuyên bị nóng lòng bàn chân, kèm theo đó là triệu chứng đau gót chân. Xin hỏi là cháu bị bệnh gì ạ? Và cách điều trị ra sao? Cháu cảm ơn BS!
Trả lời:
Chào bạn. Nghĩ nhiều đến tình trạng viêm gân gan chân Bàn chân bạn có một lớp cân (gân) bám từ xương gót kéo dài ra năm ngón, khi vận động chạy nhảy, nơi bám của lớp cân này tại xương gót chịu một lực căng rất lớn. Do nhiều nguyên nhân chỗ bám này bị suy yếu, viêm mãn tính, rồi ngấm đọng chất canxi nên khi chụp X.Quang bạn thấy có nốt vôi hóa chỗ đầu cân bám vào xương gót chứ không phải là xương gót mọc gai. Nguyên nhân bạn thấy đau đó là do đầu cân bị viêm mãn tính chứ không phải gai xương đâm vào làm bạn đau. Căn bệnh này xuất hiện tự nhiên. Sáng sớm ngủ dậy, người bệnh bước chân xuống giường thấy đau thốn dưới gót như bị kim đâm. Sau đó đi vài bước hoặc vận động một lúc thì thấy hết đau. Tuy nhiên cũng có người đau suốt cả ngày, cứ ngồi nghỉ một lúc đứng dậy là có cảm giác thốn khó chịu dưới gót. Nếu lấy ngón tay ấn dưới đế gót lệch nhẹ vào trong sẽ có cảm giác đau thốn. Điều trị: Để chữa trị có hiệu quả, người bệnh cần phải loại bỏ những yếu tố gây nên chứng bệnh viêm cân gan chân đã nêu ở trên. Cắt cơn đau gót: - Thuốc giảm đau - Vật lý trị liệu: ngâm chân nước nóng, xoa bóp gan chân-gót chân. - Nẹp hoặc bó bột một thời gian ngắn giúp tránh tiếp xúc gót chân và bất động gân viêm. - Một bài tập nhẹ nhàng lúc sáng - tối có thể giúp bạn giảm đau, phòng ngừa tái phát. Chà xát lòng bàn chân đau của bạn lên ống quyển chân còn lại 50 - 100 lần. Đứng nhón gót chân tại chổ 50 -100 lần. - Điều trị bệnh bao gồm : nghỉ ngơi, hạn chế tư thế đứng, tránh đi lại nhiều. Bệnh nhân có thể dùng các thuốc chống viêm giảm đau tại chỗ như diclofenac dạng gel bôi trực tiếp tại vùng đau, hoặc thuốc có tác dụng toàn thân như uống meloxicam, diclofenac, celecoxib… Có thể kết hợp với thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol trong trường hợp đau nhiều. Nếu không đỡ thì có thể tiêm hydrocortison acetat hoặc methyl prednisolon acetat ( Medrol) - là dạng nhũ dịch tiêm khớp, tiêm trực tiếp vào vùng gai xương gót thường cho kết quả tốt. - Loại bỏ các yếu tố gây đau gót như giày dép không thích hợp khi vận động, sinh hoạt và lao động để tránh tổn thương cân gan chân; điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. - Luyện tập tăng cường độ dẻo dai của cân gan chân như tập đứng nhón gót, nhảy dây, xoa bóp gan chân. Bạn nên đến chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình để được thăm khám, chẩn đoán và điểu trị nhé. Thân.
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play