Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, vào những ngày nắng nóng hoặc những lúc khom lưng đưa cánh tay xuống dưới thì tĩnh mạch ở bàn tay nổi lên rất nhiều, bàn chân nữa ạ. Cháu bị nhiều năm nay rồi, cháu ít khi làm việc nặng, bác sĩ cho cháu hỏi cháu bị bệnh gì, phương pháp điều trị và điều trị trong bao lâu ạ. Cám ơn bác sĩ
Trả lời:
Chào bạn.
Giãn mao mạch là tình trạng các vùng đỏ xuât hiện trên da với các mạch máu nhỏ bị giãn và có thể nhìn thấy được. Tình trạng da này thường xảy ra ở những người có làn da mỏng, độ đàn hồi của thành mạch kém
Giãn mạch máu xuất hiện trên mặt và tay chân có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác: Tuổi càng cao, da càng bị lão hóa và trở nên mỏng, không giữ được mạch máu, gây giãn phồng.
Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời làm cho da khô, mất nước, mạch máu dưới da bị giãn nở và phồng rộp.
Do yếu tố di truyền và rối loạn nội tiết: Phụ nữ sau khi sinh con, do tình trạng da yếu, mỏng, mạch máu bị giãn phồng. Tế bào biểu bì da không đảm nhận tốt vai trò bảo vệ những mạch máu. Lúc này, bề mặt da bắt đầu xuất hiện mạch máu trên mặt, mạch máu đỏ.
Lạm dụng hóa mỹ phẩm: Các loại sữa rửa mặt, sữa tắm, kem làm trắng da… có chứa hàm lượng kiềm và axit. Chúng khiến da mỏng dần, sức đề kháng của da kém, không giữ được mạch máu, màu đỏ hoặc tím li ti xuất hiện. Khi những mạch máu này vỡ, da sẽ xuất hiện những vết bầm tím, gọi là xuất huyết da.
Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như ít vận động đứng hoặc ngồi quá lâu, một số bệnh liên quan đến tuần hoàn máu….
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy khuyến cao chung là nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30-60 phút. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân để máu lưu thông tốt. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục để giảm cân như: đi bộ với tốc độ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.
Để làm chậm tiến triển của bệnh, cần loại bỏ những thói quen có hại là đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng... Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, có thể điều trị làm giảm triệu chứng bằng các thuốc tăng trương lực tĩnh mạch, phối hợp với mang vớ thun (vớ tĩnh mạch) tạo áp lực ngăn máu chảy ngược (bas contention). Nếu bệnh ở giai đoạn nặng gây đau nhiều và nổi nhiều búi mạch, có thể phải cần đến phương pháp phẫu thuật lấy bỏ bớt một vài tĩnh mạch ở chân.
Đối với người làm công tác văn phòng, đánh máy phải ngồi nhiều nên tránh ngồi liên tục bất động suốt 8h làm việc vì như thế sẽ không tốt cho bệnh suy tĩnh mạch mạn tính, cũng như bệnh mạch vành. Nên tranh thủ đi lại giải lao khoảng 30-60 phút/lần. Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây rau tươi.
Đi bộ là phương pháp tập luyện quan trọng. Tuy nhiên trong bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đi bộ không phải là giải pháp tối ưu nhất, và nếu đi bộ không đúng cách cũng có thể làm bệnh nặng thêm. Nên đi bộ ít hơn, không đi quá xa, phải đi bộ với vận tốc nhanh, tránh đi liên tục mà nên vừa đi vừa nghỉ, ngối gác chân cao. Nếu đã suy tĩnh mạch nhiều, phải mang vớ trong khi đi bộ. Nếu có điều kiện, bơi lội là môn hể thao thích hợp nhất cho bệnh lý này.
Thân.
Tags:Nội Khoa