eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Mẹ em năm nay 70t, đi khám bệnh thì bị thoái hoá khớp gối và suy giãn tĩnh mạch sâu...2 năm nay, uống thuốc theo toa đã lâu nhưng không hề giảm. Mỗi lúc nằm đứng dậy là khớp gối cứng và rất đau. Chân luôn có cảm giác nhức mỏi... Bây giờ mẹ em đi hơi khập khiễng mà ko đi bình thường được vì đi thẳng chân sẽ rất đau ở gối. Ko biết lâu ngày như vậy có nguy hiểm gì không ah, và em phải làm sao với bệnh của Mẹ em ngoài uống thuốc ah. Cám ơn Bác Sĩ.
Trả lời:
Chào bạn Bác sĩ gợi ý cho bạn một số thông tin để cải thiện: Đi bộ hoặc hoặc đi bộ dưới nước là một trong những biện pháp tập luyện được các chuyên gia về thoái hóa khớp khuyên áp dụng thường xuyên. Hướng dẫn đi bộ đối với bệnh nhân thoái hóa khớp gối: Trước khi đi bộ, cần làm nóng khớp gối bằng cách gập duỗi gối nhẹ nhàng, tập căng cơ cẳng chân khoảng 5 phút sau đó bắt đầu đi. Mỗi lần đi không nên quá 30 phút, và nếu thấy đau thì phải ngưng ngay không được tập rán. Sau khi đi xong, cũng không nên nghỉ ngơi ngay mà nên vận động nhẹ nhàng như đi tới đi lui chậm khoảng 5 phút. Đi bộ mỗi ngày giúp giảm các cơn đau khớp, phòng ngừa cứng khớp và kích thích tiết nhờn, giúp khớp hoạt động dễ dàng hơn. Tập dưỡng sinh: là những bài tập có động tác uyển chuyển giúp duy trì cử động của khớp, giảm cứng khớp, giảm sưng và đau khớp, tăng cường sức mạnh của cơ, giúp chống đỡ và bảo vệ khớp bị viêm. Những bài tập dưỡng sinh như bài “thái cực quyền” sẽ giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt, đặc biệt là các khớp cổ chân cổ tay, khớp gối, khớp khủy tay, giúp hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp hiệu quả. Đi xe đạp được xem là một trong những bài tập “vàng” của khớp gối. Thường xuyên đi xe đạp không chỉ giúp tăng sức mạnh cơ, giảm các gánh nặng trên khớp mà còn giúp khớp vận linh hoạt và thoải mái hơn. Khi ngồi lên Yên xe, nên điều chỉnh vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất. Lưng thẳng, hai chân điều nhau. Nên chọn những chiếc xe đạp có chiều cao vừa phải, tránh tình trạng vớ chân không tới, tăng rủi ro. Thân
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play