eDoctor
Câu hỏi:
Em năm nay 16 tuổi . Em ko biết vì sao ngày này đôi khi em cảm thấy đau đầu và hay buồn bực bội . 1 ngày em phai học liên tục ko ngừng . em họ 1 lần 2 moi. liên tục ngoại ngữ tiếng anh và nhật mà em ko thấy giỏi lên mà cảm thấy bực bội đau đầu nhiều hơn và học thêm những thứ khác nữa . đôi kho em càm thấy nản và mệt mỏi . những lúc như vào chủ nhật em ko có hc gì lúc đó em mới cảm thấy vui vẻ .
Trả lời:
Chào cháu Những dấu hiệu mà cháu mô tả có thể là tình trạng stress học đường, thường xảy ra do áp lực học tập quá căng thẳng. Khi phải học tập không ngừng hoặc bị ép phải học những môn học, chủ đề mà mình không hứng thú có thể tạo ra tâm lý phản ứng. Tâm lý phản ứng này tích tụ lại tác động ngược lại bản thân mỗi người. Tuy nguyên nhân gây stress học đường có thể khác nhau nhưng hầu hết nó đều làm cho học sinh lo lắng, bị áp lực, căng thẳng nhất định và ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành vi và ứng xử của em học sinh đó. Để giảm bớt stress học đường, cháu nên: - Sắp xếp thời gian biểu hợp lý để đảm bảo đủ thời gian giải quyết khối lượng bài tập về nhà. - Đảm bảo sức khỏe bởi khi có một cơ thể khỏe mạnh thì tinh thần sẽ thoải mái, Học tập mới đem lại hiệu quả và tránh những căng thẳng mệt mỏi, những triệu chứng thực thể - Đừng ép buộc bản thân: nếu cháu cảm thấy chán nản và mệt mỏi hãy gặp gỡ bạn bè, người thân. Tâm sự với cha mẹ, bạn bè hoặc thầy cô giáo bàn cách giải quyết vấn đề. Thậm chí bỏ bớt hoặc tạm ngừng những môn học, giờ học chưa thật cần thiết để giảm tải cho trí não. Hãy đơn giản hóa việc học tập và các kỳ thi để có thể thực sự bình tĩnh, giảm căng thẳng, tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn nhất. Dành thời gian giải trí và thư giãn xen kẽ giữa những giờ học căng thẳng. Điều này tuy đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả để tỉnh táo và lấy lại năng lượng cho trí não. - Thường xuyên gặp gỡ bạn bè người thân, nói chuyện khác ngoài chuyện học tập. Củng cố niềm tin và tự tin vào bản thân mình - Ngủ đủ giấc: rất quan trọng vì có được giấc ngủ ngon mới nạp đủ năng lượng hoạt động cho ngày hôm sau. Hãy nhớ không có bất cứ bài tập hoặc môn thi nào quan trọng đến nỗi phải hy sinh giấc ngủ. Tất cả các điều trên đều quan trọng và cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và mỗi học sinh để các cháu có thể dễ dàng vượt qua áp lực. Nếu thấy cần thiết, có thể đề nghị cha mẹ cho đi khám sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ và tư vấn tâm lý tốt nhất. Chúc cháu thành công!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play