eDoctor
Câu hỏi:
Dạ bác sĩ cho con hỏi tí . Con uống risperidon khi bị cảm , và có lấy vỏ chuối đắp Lên trán . Con gần hết bệnh cảm rồi . Mà đầu con No bị Sao Sao ấy ạ . Con không tập trung được , ghi nhớ bị giảm Đi . Ý thức của con bị giảm Đi. Con hay bị cứng đơ và tê đầu , yếu tay chân và buồn ngủ mỗi khi tập Trung làm việc gì đó . Năng suất làm việc của con và khả năng phân tích vấn đề của con giảm rõ rệt . Nhiều khi mạch máu bên đầu trái Con giật bực bực và bây giờ động mạch chủ của nữa đầu trái đang to ra ấy . Bác sĩ ơi con Đang bị gì ấy ạ . Con phải làm Sao bây giờ . Hay con bị động kinh. Con uống topiramat để giải được không ạ . Bác sĩ hãy giúp con với .
Trả lời:
Chào cháu Với những thông tin cháu mô tả về sự lo lắng của cháu cho thấy có lẽ cháu có vấn đề về rối loạn lo âu, một trong những bệnh phổ biến gây cho con người cảm giác ám ảnh, rối loạn hoảng hốt, lo lắng. Đó là một tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng nếu được điều trị phù hợp như tư vấn tâm lý, thuốc men và học hỏi các kỹ năng đối phó có thể giúp cháu có được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với người khác. Vì vậy, cháu không nên tự mua thuốc điều trị mà hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần và trao đổi với bác sĩ về những vấn đề khiến cháu bối rối, lo lắng hoặc hoảng sợ. Nếu được tiếp nhận điều trị, cháu cần kiên nhẫn, không nên bỏ cuộc nếu điều trị không cho kết quả nhanh chóng. Để tối đa hiệu quả điều trị, cháu nên đi khám đều đặn, dùng thuốc theo chỉ dẫn và nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thay đổi trong tình trạng của cháu. Ngoài ra, cháu nên thay đổi những thói quen sinh hoạt để quản lý chứng lo âu như tập thể dục thường xuyên; Ngủ đủ bằng cách đi ngủ đúng giờ mỗi đêm. Ngoài ra, sắp xếp phòng ngủ yên tĩnh và tối. Điều này làm giảm phiền nhiễu và có thể giúp cháu được nghỉ ngơi thực sự; Chế độ ăn uống cân bằng bằng thực phẩm ít chất béo và nhiều chất xơ; Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine như sô cô la và cà phê, vì chúng có thể làm tăng sự lo lắng của bạn; Hãy thử tập một số bài tập thư giãn và suy nghĩ tích cực giúp thay đổi cách cháu cảm nhận sự việc và có thể giảm bớt sự lo lắng của cháu. Chúc cháu thành công!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play