eDoctor
Câu hỏi:
tôi thường xuyên sợ hãi, và chỉ cần người mà tôi yêu quý , chỉ cần nói chuyện lạnh nhạt với tôi , tôi sẽ lập tức khóc và xin lỗi nhưng người đó ko hề giận tôi , lúc thì tôi nghĩ mk hiu rõ mk nhất, nhưng lại có lúc tôi lại ko hiu chính tôi , tôi vui cười hài hước nhưng cứ mỗi khi 1 mk là tôi suy nghĩ lung tung rồi lại tự khóc , cũng nhiều tôi rất cáu dù cho người ta đùa với tôi , tôi sẽ lập tức nổi điên và chửi họ vô ý thức , nhưng tôi lại ko hiu tôi cáu chuyện gì, tôi giận chuyện gì . điện thoại là vật tôi ko thể thiếu, dù nhiều khi tự hỏi tại sao nó lại quan trọng như vậy, và tôi còn có cảm giác ai cũng ghét tôi , ai cũng xa lánh tôi , dù đó là mẹ tôi , bà tôi , nhiều lúc tôi muốn đi thật xa cái thế giới chả khác gì tù đày này , bác sĩ có thể cho tôi biết tôi đang bị làm sao ko , tôi ko hiu mk bị j nữa.
Trả lời:
Chào cháu Nếu đúng là cháu 13 tuổi và đang có những dấu hiệu như đã mô tả trong câu hỏi thì có nghĩa là cháu đang ở giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì (từ 13 tới 17 tuổi) Ở lứa tuổi này kích thích tố sinh dục và kích thích tố tăng trưởng được bài tiết một cách sung mãn để tạo nên sự thay đổi về giới tính, sự tăng trưởng về chiều cao. Ngoài ra, còn có sự biến đổi về tâm lý, thể hiện trong những mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn bè và các mối quan hệ xã hội. Các cháu nhận thấy mình có ý thức hơn về giới tính, muốn khám phá bản thân mình và những người khác giới… Một đặc điểm tâm lý phổ biến ở tuổi dậy thì là “muốn làm người lớn và tự coi mình là người lớn”. Các cháu cảm thấy dường như cha mẹ hoặc người lớn không hiểu những tâm tư, suy nghĩ, tình cảm của mình. Các cháu nhận thấy những điều người lớn nói không phải lúc nào cũng đúng, điều đó nảy sinh tâm lý hoài nghi, thách đố, biện luận và chống đối. Để khẳng định cái tôi của mình, các cháu đã có những phản ứng hoặc là quá khích, hoặc là thu mình lại, thậm chí không vâng theo lời cha mẹ hoặc người lớn. Sự thay đổi tâm lý này đem đến cho cuộc sống của các cháu nhiều niềm vui, nhưng cũng có khi khiến cháu gặp phải nhiều điều rắc rối như cháu đang gặp phải và với đa số trường hợp, khi một cháu vị thành niên bị khủng hoảng thì cả gia đình cũng sẽ cùng trải qua cơn khủng hoảng cùng với các cháu. Ða số các cháu sẽ vượt qua được những khó khăn này nếu gặp được người cố vấn tâm lý mà cả cháu và gia đình đều tin tưởng. Vì vậy, cháu nên tìm đến một chuyên gia tâm lý để được hướng dẫn cách vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tốt nhất là với sự tham gia của cả cha mẹ cháu. Chúc cháu nhanh chóng vượt qua giai đoạn này
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play