eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, tôi là nam. Tôi có biết đến hiện tượng bóng đè, tôi chưa bị bao giờ và lo lắng là bóng đè có gây chết người hay không. Xin bác sĩ giải đáp tình trạng này ạ. Nếu bị bóng đè thì chúng ta nên làm gì để thoát khỏi nó? khi ta bị thì ngủ luôn được không ạ? Sau khi bị thì nên làm gì. Mong bác sĩ giải đáp.
Trả lời:
Chào bạn! Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), xuất hiện ở người khi ngủ. Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người "yếu bóng vía", hay ám ảnh vì những điều vu vơ mà thiếu suy xét khoa học, những người hay nghĩ về một vấn đề bế tắc trong nhiều ngày hoặc người khoẻ nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia, rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn. Nhiều người lại cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám nên chữa bằng cách cúng bái, làm lễ nhưng đây là cách làm sai lầm, mê tín và không có hiệu quả. Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và có khoảng 40% nhân loại đã từng bị bóng đè ít nhất một lần trong đời. Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị triệt để với bệnh này cho nên cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao. Tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ phải có tư thế nằm ngủ thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí. Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm đi các áp lực trong công việc. Trong dân gian Việt Nam có lưu truyền cách trị bóng đè như sau: lấy con dao hay cái rựa để gần đầu giường (để dưới chiếu), những người bị bóng đè liên tiếp nhiều ngày sau khi thực hiện cách này đã không bị bóng đè nữa, về mặt khoa học thì đây là liều thuốc tâm lý, nó tạo cảm giác an tâm hơn cho con người vì vậy sẽ có được giấc ngủ sâu hơn và không bị bóng đè nữa. Nếu thực hiện cách này thì nên báo với người thân/người ngủ chung biết để tránh hiểu lầm và chỉ cần sử dụng một con dao cùn (không có khả năng sát thương) cỡ nhỏ. Chúc sức khỏe!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play