eDoctor
Câu hỏi:
Em bị sổ mũi. Nghẹt mũi gần 2 tuần rồi. Lâu lâu hỉ mũi còn có máu nữa. Không biết là bị gì ạ?
Trả lời:
Chào em Nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài mà em đang gặp có thể là những dấu hiệu của viêm mũi xoang dị ứng hoặc do một số nguyên nhân gây viêm mũi mà chưa được xử lí, như: - Khối u, polyp nhỏ trong mũi. - Lệch, vẹo vách ngăn. - Viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, viêm VA (thường gặp ở trẻ em),… - Rối loạn nội tiết (thường gặp ở phụ nữ mang thai). - Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể: - Đối với người bị nghẹt mũi kéo dài do tình trạng lệch, vẹo vách ngăn ở mũi thì cách điều trị tốt nhất đó là phẫu thuật để chỉnh sửa vách ngăn. - Tiến hành cắt bỏ khối u, polyp với những trường hợp có khối u, polyp nhỏ trong mũi, để cho đường mũi được thông thoáng. - Nếu bị viêm VA phải nạo VA đi để tránh tình trạng viêm kéo dài. Do đó, em nên đến khám chuyên khoa tai mũi họng để được khám và có hướng điều trị phù hợp nhé. Trong khi đó, để phòng ngừa bệnh nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, em nên tuân theo một số nguyên tắc sau: - Làm sạch dịch mũi: Khi viêm dị ứng, dịch tiết nhiều, làm cho mũi nghẹt. Em phải vệ sinh mũi xoang bằng nước muối sinh lý 0.9% loại xịt. Xịt nước muối vào hốc mũi từng bên làm loãng chất tiết nhầy và làm cho sạch mũi. Ngày làm 1-2 lần tùy mức độ tiết dịch và sự khó chịu. - Thuốc chống dị ứng tại chỗ: có thể sử dụng thuốc co mạch, corticoid,… để làm giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng thuốc trong một thời gian nhất định, với một số đối tượng nhất định và phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hay lạm dụng thuốc. - Dự phòng (là bước rất quan trọng, phải thực hiện chủ động tích cực, lâu dài): + Tránh khói, bụi, lạnh, nóng… loại trừ các nguyên nhân và yếu tố phối hợp gây bệnh (nếu có thể được). + Vệ sinh môi trường sống: nhà cửa sạch, thoáng, grap giường phải thường xuyên gặt sạch, tránh nuôi chó mèo, chim… + Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, tăng cường thể lực rất có tác dụng trong phòng ngừa dị ứng (chạy bộ, đi bộ, nhảy dây…). + Chế độ ăn (không ăn những thực phẩm gây dị ứng: em phải tự xác định những loại thực phẩm này, nếu ăn vào bị gây ngứa, gây sổ mũi thì lần sau không dùng). Nếu làm vậy mà không đỡ hoặc bệnh có dấu hiệu nặng hơn thì em phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được khám xác định bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhé Chúc em sống vui khỏe!
Tags:tai mũi họngNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play