eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, em bị viêm Amiđan lâu lắm rồi như thế có nguy hiểm không ạ?
Trả lời:
Chào bạn Viêm amidan được phân làm hai dạng viêm amidan cấp và viêm amidan mạn tính. Vì bệnh tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nên nhiều người chủ quan xem nhẹ khiến cho bệnh tình diễn biến phức tạp hơn, khó điều trị hơn do bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp của bạn có thể coi là viêm amidan mạn tính, là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan. Người bị viêm amidan mãn tính hay sốt vặt; cảm giác ngứa vướng và rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết. Hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan, thường ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng khi mới ngủ dậy. Giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ. Nếu amidan viêm mạn tính quá phát có thể thở khò khè, đêm ngủ ngáy to. Nếu amidan quá to có thể gây khó nuốt, khó thở, đặc biệt có thể gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ. Viêm amidan có thể gây ra những biến chứng sau: - Tại chỗ: áp-xe amidan, viêm tấy quanh amidan... - Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng. - Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết. - Biến chứng toàn thân: amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm. Việc phòng bệnh rất quan trọng, bao gồm các biện pháp như: tránh bị lạnh bằng việc quàng khăn, mặc ấm; không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì dễ mắc bệnh. Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan. Khám và điều trị tích cực các bệnh tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh. Do bệnh viêm amidan mạn tính tương đối nguy hiểm, bạn nên đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chẩn đoán kịp thời và đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Chúc bạn khỏe
Tags:tai mũi họngNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play