Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ,
Me em bi noi cho do do o vom mieng vao luc chieu, me noi chi moi bi gan day, no la gi vay thua bac si?
Trả lời:
Chào bạn!
Trong cơ thể và các cơ quan bên trong người có nhiều loại ung bướu ở toàn thân, và hầu hết các loại u bướu trên người đều có thể gặp ở răng miệng, hàm mặt. Tỷ lệ khối u vùng hàm mặt so với toàn cơ thể là từ 5 - 10%
Có 2 loại khối u lành tính (benign) và ác tính, u ác tính (malignant tumor) còn gọi là ung thư (cancerous tumor)).
Sự khác biệt giữa u lành tính và u ác tính là:
- U lành tính có ranh giới rõ rệt, u không thay đổi hoặc lớn lên rất chậm, không xâm lấn vào các mô lân cận và không chuyển di (di căn, metastasis) nơi khác
- Khối u ung thư không có ranh giới rõ ràng, xâm lấn vào mô xung quanh, lớn lên và tàn phá cơ thể rất nhanh, di căn đến cơ quan khác ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân không chết vì khối u mà chết vì suy kiệt toàn diện (cachexy).
Muốn phân biệt khối u lành tính hay ác tính một cách chính xác, dù với phương tiện khám lâm sàng và cận lâm sàng hiện đại đến đâu đều phải nhờ đến môn giải phẫu bệnh lý (anato-pathology) để chẩn đoán chính xác, nghĩa là phải phẩu thuật để lấy một ít mô (bệnh phẩm) của khối u đi xét nghiệm gọi là làm sinh thiết (biobsy). Dùng sinh thiết để chẫn đoán ở mức độ chính xác đến 95%. Xét nghiệm máu (blood test) để chẩn đoán khối u dựa vào các chỉ số ung thư (như PSA đối với khối u tiền liệt tuyến, CEA với dạ dày), dựa vào các chỉ số nầy chỉ kết luận là có nguy cơ có khối u chứ không khẳng định là ung thư được.
Trường hợp của bạn nếu khối u có từ nhỏ thì có thể là:
- U máu (angioma) ở mặt có nhiều loại và nhiều dạng hiện diện như là những cái bớt màu đỏ sậm hoặc nâu ở vùng má, môi, trán. U máu cũng có ở lưỡi và sàn miệng. U máu thường là do bẩm sinh, có từ lúc còn nhỏ, là u lành nên lớn lên nhanh và có khi tồn tại suốt cả đời. Phẩu thuật để lấy u máu rất khó, vì máu chảy nhiều rất khó cầm chũng như trong lúc mổ phải tiếp máu cho bệnh nhân nhiều hơn. Ngày nay với kỹ thuật hiện đại có thể điều trị bằng tia laser để làm tắt mạch máu nuôi khối u, làm thu nhỏ, làm u teo lại. Những u máu ở ngay má là những u máu khó làm phẫu thuật và thẩm mỹ.
- U bạch huyết (lymphangioma): U bạch huyết có màu đỏ, tím sậm có thể hiện diện ở nhiều nơi trong miệng, nhưng nhiều nhất là ở lưỡi và sàn miệng. Điều trị bằng phẩu thuật và đốt bằng laser
Tags:tai mũi họngNội Khoa