eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Tôi bị viêm họng hạt (kết quả khám ở 3 bệnh viện rồi). Lúc nào cũng ngứa ngáy trong cổ. Cảm giác khó nuốt, vướng víu. Buổi trưa thường khô rát cổ. Ít đờm. Ít ho. Soi đèn vào thấy có hạt nổi lên dày và nhìu ở thành sau họng. Từ lúc đi khám tới nay khoảng 6 tháng. Tôi có uống thuốc theo toa. Nhưng k giảm. Giờ tôi chỉ muôn hỏi. Viêm họng hạt có trị dứt điểm được không. Nên trị theo đông hay tây y. Xin cảm ơn bác sĩ!
Trả lời:
chào bạn Viêm họng mạn tính: Đây là một bệnh thường gặp nhất, bệnh chủ yếu gặp ở người trưởng thành và người ta tổng kết thấy nam giới bị nhiều hơn nữ giới. Viêm họng mạn tính có 3 dạng chính: viêm họng mạn tính xuất tiết, viêm họng hạt mạn tính xơ teo và viêm họng mạn tính quá phát. Viêm họng mạn tính quá phát chính là viêm họng hạt. Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn mà vùng họng là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật. Khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các “hạt”. Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau. Các hạt này luôn luôn bị kích thích làm cho người bệnh rất khó chịu như nuốt vướng, đôi lúc có cảm giác như nuốt phải sợi tóc và ngứa họng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (trừ khi ngủ). Có khá nhiều nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi làm cho viêm họng hạt tái phát hoặc nặng thêm như viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm xoang làm cho các chất nhày, mủ từ các cơ quan này chảy xuống phía sau thành họng hoặc hít phải các chất độc hại có tính chất thường xuyên như bụi đường, bụi công nghiệp trong đó có các chất hóa học, chất hữu cơ và các chất độc hại khác hoặc nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc do trong gia đình có người nghiện thuốc phả ra. Hoặc cũng có thể do khói bụi trong sinh hoạt hàng ngày như khói bếp, khí các lò than…Ngoài ra ở một số người mắc một số bệnh như trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh dị ứng…cũng có thể làm cho bệnh viêm họng hạt nặng thêm. Viêm họng hạt là bệnh mạn tính khó điều trị dứt điểm. vì vậy bạn cần kiên nhẫn điều trị, đã theo tây y thì bạn nên kiên nhẫn đến cùng. ngoài uống đơn thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê, uống đủ toa và tái khám tại bác sĩ tai mũi hòng bạn cần vệ sinh sach sẽ vùng miệng mũi hầu, xúc miệng, rửa mũi bằng nước muối hàng ngày, không hút thuốc lá. Thân ái
Tags:tai mũi họngNội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play