eDoctor
Câu hỏi:
cho em hỏi tình trạng gan nhiễm chì là gì và cách chữa ạ?
Trả lời:
Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi Bạn cung cấp thông tin quá ngắn gọn. Bạn được chẩn đoán bệnh ở đâu, mức độ như thế nào, biểu hiện triệu chứng ra sao, làm thế bạn biết gan nhiễm trì?....Trường hợp bạn cung cấp thông tin như vậy rất khó cho bác sĩ có thể trả lời. Xin được cung cấp bạn một số thông tin: Chì không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong người đều cho thấy do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do tiếp xúc với thực phẩm, nước, thuốc nam và các vật dụng có chứa chì. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường: < 10mcg/dL (ở Mỹ), nồng độ lý tưởng là 0 mcg/dL. Phân bố trong cơ thể: - Sau khi được hấp thu, chì vào máu và ít nhất khoảng 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì vào các tổ chức mềm (nồng độ không ổn định) và vào xương (ổn định hơn). Về lâu dài, chì tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%. Chì tích luỹ ở xương trong suốt cuộc đời, bắt đầu ngay từ khi là bào thai đến tất cả các hình thức tiếp xúc về sau này. Điều này đặc biệt quan trọng khi có thai, cho con bú, người cao tuổi có loãng xương và trẻ em bị bất động do gãy xương hoặc bệnh lý thần kinh. Chì tích luỹ ở răng, đặc biệt ngà răng trẻ em. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc kéo dài và việc điều trị tốn thời gian. - Chì trong thần kinh trung ương đặc biệt nguy hiểm. Chì ưu tiên tập trung ở các chất xám của não và tủy sống. Thải trừ khỏi cơ thể: - Lượng chì hấp thu vào cơ thể không được giữ lại sẽ được đào thải chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 65%) và qua mật (khoảng 35%). Một lượng rất nhỏ qua mồ hôi, lông tóc và móng. Trẻ em giữ lại chì trong cơ thể nhiều hơn so với người lớn, trẻ giữ lại tới 33% lượng chì so với 1-4% ở người lớn. Một lượng chì đáng kể sẽ tồn tại trong cơ thể trong nhiều thập kỷ. ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI: - Sau khi có kêt quả xét nghiệm về nồng độ chì trong máu, bác sỹ sẽ kết hợp với tình trạng bệnh thực tế của ban để đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Nếu nồng độ chì máu tăng, bạn có các biểu hiện ngộ độc chì rõ thì bạn cần điều trị toàn diện. Nếu nồng độ chì máu thấp dưới 10mcg/dL thì bạn không cần điều trị hay can thiệp. Việc điều trị ngộ độc chì toàn diện nói chung gồm: - Ngừng tiếp xúc với nguồn chì đã gây ra ngộ độc cho bạn: ví dụ ngừng dùng thuốc cam, cải thiện điều kiện làm việc nếu do tiếp xúc với chì trong lao động,…là biện pháp bắt buộc. - Chữa các biểu hiện ngộ độc (hay còn gọi là điều trị triệu chứng): hôn mê, co giật cần được cấp cứu, truyền máu nếu thiếu máu nặng,… - Tẩy độc: khi bạn mới tiếp xúc với chì, chì còn ở trên da, mắt, trong đường tiêu hóa và chưa hấp thu vào máu. Có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa,… - Dùng thuốc giải độc: là các thuốc khi vào cơ thể sẽ gắn với chì và được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Đây là biện pháp có tính quyết định. Lưu ý: Điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường đã gắn chặt ở xương. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sỹ và cách dùng thuốc, khám và xét nghiệm lại đúng theo hẹn. - Mẹ có thai, mẹ đang cho con bú, trẻ nhỏ (kể cả trẻ sơ sinh) bị ngộ độc chì rõ thì vẫn cần điều trị. Do đó trường hợp của bạn cần xem lại chẩn đoán, ở đâu có ngội độc chì không? có được thử máu xem nồng độ chì không? (chỉ có một số cơ sở y tế lớn trong cả nước mới làm được xét nghiệm này), đây là bệnh toàn thân, chì có thể ở nhiều cơ quan không riêng gì gan nhiễm chì đơn thuần. Chúc bạn nhiều sức khỏe - Thân chào bạn
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play