eDoctor
Câu hỏi:
Bác sỹ cho tôi hỏi sao lúc nào thân nhiệt của tôi cũng nóng, không kể ngày đêm
Trả lời:
Chào bạn Bình thường trong cơ thể luôn diễn ra quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, kết quả tạo ra thân nhiệt. Đây là quá trình tự nhiên giúp thân nhiệt trung tâm của cơ thể dao động quanh 36-37 độ C. Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút. Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, buổi chiều cao hơn buổi sáng. Tuy nhiên, muốn biết nhiệt độ của cơ thể phải dùng nhiệt kế. Có thể đo ở miệng, nách, hậu môn, thông thường hay đo nhiệt độ ở nách. Các cách đo thân nhiệt khác (dùng tay sờ trán, cảm giác “nóng bừng”) đều không chính xác. Thay đổi thân nhiệt có thể do sinh lý hoặc bênh lý. - Thay đổi sinh lý: Thân nhiệt tăng khi ăn uống tiêu hóa thực phẩm (đặc biệt thực phẩm cay, nóng); vận động cơ thể, cơ bắp co căng (lao động chân tay, chơi thể thao); khí hậu nóng bức, nhiệt độ ngoài trời cao, mặc nhiều quần áo; cảm xúc mạnh (lo sợ, căng thẳng, hồi hộp), run lạnh. Nhiệt độ hơi giảm khi thời tiết giá lạnh. Sự tăng giảm này đều có tính cách tạm thời, ngắn hạn. Một số người có thân nhiệt cao nhưng vẫn là bình thường, không phải là bị sốt, người cũng hay bị nóng, có thể hay bị táo bón, nhiệt miệng, người gầy (các cụ hay gọi là người da gà). - Thay đổi bệnh lý: Gọi là sốt, đây là phản ứng của cơ thể khi có yếu tố “lạ” (ví dụ khi cơ thể bị viêm nhiễm, trẻ em sau khi tiêm vác xin); một số bệnh rối loạn chuyển hóa, say nắng, say nóng, bệnh lý của trung tâm điều hòa thân nhiệt (bệnh u não, xuất huyết não) cũng gây sốt. Vì vậy, sốt thường là triệu chứng của một bệnh nào đó. Nếu bạn thấy cơ thể lúc nào cũng nóng thì có thể tự kiểm tra thân nhiệt của mình bằng cách đo nhiệt độ bằng nhiệt kế. Nên cặp nhiệt độ ở một ví trí (ở nách), vào thời điểm cố định (sáng hoặc chiều), ghi lại nhiệt độ cơ thể sau mỗi lần đo. Nếu nhiệt độ tương đối ổn định, không tăng quá 37 độ C thì không bị sốt. Nóng trong người chỉ là cảm giác của bạn. Trường hợp đó bạn không cần phải lo lắng gì. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hoa quả chọn loại ít đường. Hạn chế ăn đồ cay, nóng. Quần áo nên chọn loại thoáng mát, thấm mồ hôi. Có điều kiện bổ sung muối, chất khoáng cho cơ thể bằng dung dịch Oreson hoặc nước khoáng mặn cũng rất tốt. Nếu nhiệt độ cao hơn 37,5 độ C thì có thể bạn bị sốt và đã bị sốt phải đi khám để tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị phù hợp. Chúc bạn sống vui, khỏe!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play