eDoctor
Câu hỏi:
bac si cho em hoi em va chong em dong nhom mau khi em co thai em va con em bat dong ve nhom mau . va khi em be dc sinh ra thi lai khong nuoi dc . em mong nhan duoc su tu van tu bac si
Trả lời:
Chào em Em không nói rõ về đồng nhóm máu giữa em và chồng nhưng qua mô tả của em thì có lẽ em và chồng có cùng nhóm máu A,B,O. Ở người có hai hệ nhóm máu là hệ nhóm máu AOB: có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong trường hợp này, em và chồng có cùng nhóm máu, hoặc cùng là A, cùng là B, cùng là AB hoặc cùng là O. Việc em và bé có bất đồng nhóm máu dẫn đến việc bé sinh ra không nuôi được có lẽ liên quan đến yếu tố Rh (Rhesus), là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Hệ nhóm máu Rh có hai loại là Rh (+) và RH (-). Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một "chất kết dính" D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-). Nếu người phụ nữ có nhóm máu Rh(-) kết hôn với người có Rh(+) thì 50% người con sinh ra có nguy cơ mang yếu tố Rh(+), bất đồng nhóm máu với mẹ. Bất đồng nhóm máu mẹ-con ít khi xảy ra nguy cơ tử vong ở lần mang thai thứ nhất, trừ trường hợp người mẹ trước đó đã từng bị truyền máu, nạo thai, thai ngoài tử cung, xảy thai...làm phát sinh kháng thể Rh trong máu người mẹ dẫn đến bất đồng nhóm máu mẹ con ở lần mang thai tiếp theo. Nếu đúng như em nói là có bất đồng nhóm máu mẹ con trong khi hai vợ chồng em đồng nhóm máu thì em và chồng nên đi khám và làm xét nghiệm nhóm máu Rh và tiêm ngừa anti D nếu cần thiết. Nếu trong máu em đã có kháng thể thì bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ để đảm bảo nguy cơ thấp nhất cho lần mang thai sau. Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý. Nếu máu mình là Rh(-) và máu chồng là Rh(+) cần phải nói bác sĩ biết để theo dõi vấn đề này trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Khi đứa con đầu tiên chào đời, bác sĩ phải thử máu cho bé. Nếu máu bé là Rh(+), người mẹ cần phải tiêm phòng để tránh gây ra những rắc rối sau nay cho đứa con tiếp theo. Xét nghiệm Rh hai vợ chồng trước khi mang thai giúp phụ nữ chủ động trong việc khám và quản lý thai nghén sau này. Chúc em mạnh khỏe
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play