eDoctor
Câu hỏi:
Tôi năm nay 64 tuổi,lúc trẻ thường chơi thể thao,hiện vẩn còn chơi bóng bàn ở CLB. Gần đâyhơn 2 tháng khi lúc ngủ thường bị triệu chứng tê mấy ngón tay(cái,trỏ và ngón giữa của bàn tay phải) và bị mỏi,ê các khớp ngón tay của 2 bàn tay nên khi thức dậy thường phải dực khớp(bẻ ngón tay để đở mỏi các ngón tay) Xin B/sỉ cho biết bệnh trường hợp này và tư vấn cách điều trị bệnh khớp.
Trả lời:
Chào bác ! Trao đổi với bác về hiện tượng tê mấy ngón tay, mỏi ê nhức các khớp như sau : 1- Nguyên nhân gây tê ngón tay - Hay gặp nhất là hội chứng ống cổ tay, co thắt mạch máu ngoại vi, rối loạn canxi huyết: + Hội chứng ống cổ tay xuất hiện là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Ở cổ tay, dây thần kinh giữa đi trong một bao, gọi là ống cổ tay (carpal tunnel). Ống cổ tay được tạo bởi phía dưới và hai bên là các xương của cổ tay; phía trên có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên như một cái máiDây thần kinh giữa có chức năng nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của các ngón tay. Do ống cổ tay khá chật, khi nó chít hẹp lại thì dây thần kinh giữa bị chèn gây ra hội chứng ống cổ tay. Bệnh thường gặp ở những người lao động dùng nhiều động tác lắc cổ tay như băm chặt, quay guồng dây câu cá... + Một số bệnh như chấn thương vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cũng gây hội chứng ống cổ tay. 2- Điều trị bệnh tê ngón tay + Điều trị nội khoa theo Tây y: sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm uống; dùng thuốc corticoid tiêm vào trong ống cổ tay để chống viêm, kết quả bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện càng sớm thì thời gian càng khỏi được lâu. Chú ý điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay như: viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cổ tay. + Điều trị phẫu thuật theo Tây y: khi điều trị nội khoa không kết quả hoặc kết quả rất hạn chế nên phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay. Thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ, bệnh nhân có thể không cần nằm viện, kết quả đa số bệnh nhân khỏi vĩnh viễn. 3- Phòng bệnh tê ngón tay - Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện: làm động tác khởi động cổ tay (và toàn thân) trước khi lao động đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để guồng dây câu cá, lái xe máy đi xa... - Có khởi động như vậy, các cơ và khớp ở cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh các chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay. - Khi thấy bị tê tay, tê tăng lên khi lao động, lái xe máy, hoặc bị tê khi đang ngủ, tê nhiều ở ngón trỏ và ngón giữa nên đi khám ngay. Vậy bác nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để bác sĩ xem xét tình hình cụ thể cho ý kiến điều trị nhé . Chúc bác chóng hồi phục !
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play