eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ tôi năm 66 tuổi nặng 69-70 huyết áp 120/77 nhip tim 77. Mỗi khi ngồi chồm hỗm đứng lên mắt nhìm tối sầm muốn té. Như vậy tôi bị bịnh gì
Trả lời:
Chào bác Khi chúng ta ngồi hoặc nằm lâu, do lực hấp dẫn mà máu sẽ được dồn nhiều hơn vào phần dưới của cơ thể. Lúc này, nếu đứng lên hay thay đổi tư thế đột ngột, máu lại càng dồn xuống phía dưới nhiều hơn, gây nên tình trạng thiếu máu tạm thời ở phần trên của cơ thể, đặc biệt là não bộ. Thông thường, các thụ thể cảm nhận huyết áp ở trong động gần tim (động mạch chủ) và động mạch ở cổ (động mạch cảnh) sẽ nhận biết điều đó và gửi tín hiệu thông báo đến não để điều chỉnh tim đập nhanh hơn và các mạch máu co lại nhằm làm tăng huyết áp. Tuy nhiên nếu các thụ thể cảm nhận huyết áp kém nhạy cảm, trái tim không hoạt động tốt, sự phối hợp xử lý thông tin giữa các cơ quan diễn ra không nhanh chóng… thì thời gian não bộ bị thiếu máu tăng lên, từ đó làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mặt mũi tối sầm… Hiện tượng này còn được gọi là hạ huyết áp tư thế Để khắc phuc tình trang này bác nên thay đổi tư thế từ từ Khi bị xây xẩm hoặc choáng váng, cách đơn giản nhất là nằm hoặc ngồi xuống ngay, Vận động thể chất đều đặn mỗi ngày, tránh nằm hay ngồi quá lâu, tránh thay đổi tư thế đột ngột.,nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu như thịt nạc, sữa, trứng, bí ngô, đậu tương, cải bó xôi, táo, lựu… đồng thời uống nhiều nước hơn . Nếu tình trang đó xảy ra thường xuyên bác nên đi khám chuyên khoa nôi tổng quát để đươc khám và tư vấn điều tri kip thời Thân mến chào bác
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play