Câu hỏi:
Tôi bị gai xương gót chân. Chụp phim thấy có hình như 1 cái móc nhỏ. Xin hỏi Bác sĩ là có cách gì trị mà không phải mổ không ạ.
Trả lời:
Chào bạn!
Gai xương gót là hình ảnh có một xương nhỏ nhô ra ở mặt dưới gót chân trên phim chụp xquang. Bệnh hay gặp ở người trung niên, liên quan tới vận động nhiều, hay khiêng vác nặng với tỷ lệ cân bằng giữa hai giới nam và nữ.
Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dầy, đàn hồi như cao su vào đế giày. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách gác chân cao, tránh đi lại.
Nếu ở giai đoạn đau nhiều, điều trị nội khoa chủ yêu là dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm nên không giải quyết được nguyên nhân, người bệnh sẽ sớm đau lại.
Trường hợp đau gót chân dai dẳng, các biện pháp nội khoa không có hiệu quả có thể xét phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đau trong bệnh gai xương gót không đơn thuần chỉ do yếu tố cơ học (gai xương) mà còn có yếu tố viêm tại chỗ, quanh các gân vùng gan chân. Vì vậy phẫu thuật cắt gai cần cân nhắc hết sức thận trọng và ít khi cần được chỉ định.
Trong trường hợp thường xuyên đau gót chân cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được tư vấn, phát hiện các bất thường về cấu tạo chân, bàn chân từ đó có các biện pháp chỉnh hình hay phẫu thuật thích hợp.
Chúc bạn sức khỏe!
Tags:Nội Khoa