eDoctor
Câu hỏi:
Chào bs! Nhờ bs hướng dẫn. Những nguyên nhân nào gây thiếu máu não? Một người được chuẩn đoán thiếu máu não thì cần điều trị như thế nào? Cần lưu ý những hiện tượng nào? Cảm ơn bs!
Trả lời:
Chào bạn! Những nguyên nhân gây thiếu máu não phổ biến a, Xơ vữa độn g mạch Trong tất cả các nguyên, xơ vữa động mạch được xem là nguyên nhân thiếu máu não chiếm tỷ lệ cao. Xơ vữa động mạch khiến mạch máu bị thu hẹp, gây cản trở quá trình máu lưu thông đến các cơ quan, trong đó có vùng hệ thần kinh não. Chỉ cần một nhánh trong hệ mạch máu não có dấu hiệu bị thu hẹp cũng sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ. Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nguy hiểm, không chỉ gây nên thiếu máu não, mà còn có thể khiến người bệnh có thể mắc nguy cơ cao về tai biến mạch máu não. Vì sao lại động mạch lại bị xơ vữa? Theo các bác sĩ chuyên khoa, lý do xơ vữa động mạch bắt đầu từ các tổn thương ở thành mạch. Tổn thương do các gốc tự do gây ra, khiến cấu trúc tế bào của thành mạch bị tổn thương, tạo nên các mảng xơ vữa hay huyết khối. Những mảng xơ vữa sẽ là vật cản trở việc lưu thông của máu trong động mạch. Và đôi khi, những mảng xơ vữa bị bong tróc và trôi đến những vị trí mạch máu nhỏ hoặc mạch hẹp, làm mạch máu bị tắc nghẽn. Xơ vữa động mạch là một trong nguyên nhân gây thiếu máu lên não cũng như ở thiếu máu đến một số cơ quan trong cở thể. Nếu phát hiện và áp dụng các phương pháp chữa trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát, ngặn chặn tiến trình phát triển. b, Huyết áp thấp Huyết áp thấp là hiện tượng lực đẩy của dòng máu trong mạch máu bị giảm, dẫn đến thiếu hụt lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể, nhất là những cơ quan nằm xa tim hay ở vị trí trên cao như hệ thần kinh não bộ. Khi lượng máu nuôi dưỡng các tế bào não bị giảm, sẽ gây ra những triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt… Huyết áp thấp cũng được xem là một trong các nguyên nhân thiếu máu lên não thường gặp nhất, kể cả đối với người cao tuổi hay trẻ tuổi. c, Bệnh lý về đốt sống cổ Một số bệnh lý về đốt sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm… cũng là một lý do gây thiếu máu lên não. Vì mạch máu chính dẫn máu lên não là mạch máu đi qua vùng cổ. Nên khi vùng đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ dễ khiến các mạch máu bị chèn ép, làm cản trở máu lưu thông đến não. Và đây chính là một trong các nguyên nhân bệnh thiếu máu não. Bệnh lý về đốt sống cổ thường do tuổi tác, lối sống ít vận động, thường xuyên đứng, ngồi hay nằm sai tư thế. Bệnh lý về đốt sống cổ phổ biến ở những người làm việc văn phòng do đa phần ngồi làm việc và ít vận động. Dấu hiệu của bệnh lý về đốt sống cổ là đau nhức, tê mỏi vùng vay gáy, nặng hơn có thể lan đến hai vai và hai cánh tay. Để cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống – là một trong các nguyên nhân gây thiếu máu não, người bệnh nên vận động thường xuyên, thay đổi tư thế, thực hiện bài tập thể dục đơn giản cho vùng cổ… d, Bệnh lý về tim mạch Tim được xem là cơ quan quan trọng nhất, là trung tâm của hệ tuần hoàn. Hoạt động của tim sẽ giúp đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Vì thế, nếu tim mắc phải các bệnh lý như hở van tim, bệnh mạch vàng, rối loạn nhịp tim… thì lượng máu đến các cơ quan cũng bị ảnh hưởng. Do đó, những bệnh lý về tim mạch cũng là nguyên nhân bị thiếu máu não. Khi hoạt động bơm máu của tim bị giảm, sẽ kéo theo lượng máu đến các cơ quan bị thiếu hụt, nhất là thiếu máu não. Để điều trị bệnh thiếu máu não một cách hiệu quả, điều quan trọng trước tiên là cần xác định được nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu não. Khi xác định được nguyên nhân thì việc điều trị bệnh cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Song song với dùng thuốc, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sử dụng thêm các dược phẩm tự nhiên có tác dụng cải thiện các nguyên nhân gây thiếu máu não. Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, yoga. Trong chế độ ăn cần hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, hàm lượng cholesterol cao, thay vào đó là ăn nhiều cá, gạo lứt, rau quả như rau súp lơ xanh, rau chân vịt, nước cam... cũng rất tốt để máu luôn được lưu thông và hạn chế tình trạng bệnh đang gặp phải. Thân chào bạn!
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play