eDoctor
Câu hỏi:
chào bs, e bị đờm đặc hơn 5 tháng, đã đến bv khám, bác sĩ chẩn đoán viêm amidam, uống khá nhiều thuốc vẫn ko khỏi. Triệu chứng: đờm đặc, cứng có lúc màu đen xám, hay nghẹt mũi, thỉnh thoảng bị ho vào ban đêm. ( lúc trước e chạy grab, có lẻ hít bụi nhiều) xin hỏi bs có cach nào tri dứt hẳn ko ah? xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn Theo bạn mô tả, có thể bạn đang bị viêm Amidan mạn tính. Đó là hiện tượng viêm Amidan tái đi tái lại nhiều lần do không điều trị dứt điểm, hoặc do các loại thuốc không hợp, không có công hiệu thực sự trong việc điều trị Amidan cấp tính. Uống nhiều thuốc kháng sinh nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, lúc này đã nhờn thuốc. Bạn đã từng điều trị bệnh và uống khá nhiều thuốc mà vẫn không khỏi, thường do các nguyên nhân sau: - Không sử dụng đúng phương pháp điều trị - Tự ý chữa bệnh theo chủ quan hoặc có người mách mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ, làm cho tình trạng bệnh này càng nghiêm trọng - Lạm dụng thuốc kháng sinh - Chỉ điều trị triệu chứng mà không điều trị tận gốc của bệnh - Không kiên trì điều trị, thấy bệnh có đỡ tưởng là khỏi nên không điều trị dứt điểm - Bệnh đã khỏi nhưng do môi trường làm việc đặc thù hoặc kiêng khem không tốt khiến bệnh tái phát Bạn nên hạn chế sử dụng thuốc Tây y hoặc cắt amidan vì các phương pháp này không hướng tới điều trị tận gốc, không điều trị vào căn nguyên gây ra bệnh nên không có hiệu quả cao và rất dễ tái phát bệnh. Mặt khác, khi bệnh tái phát nhiều lần, việc sử dụng kháng sinh Tây y sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc và gây mệt mỏi cho cơ thể. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, dạ dày, gan, thận. Bạn có thể chọn điều trị bằng Y học cổ truyền thông qua các bài thuốc cổ truyền như Ích phế chỉ khái thang hoặc Thanh hầu bổ phế thang. Ngoài ra, bạn nên có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, cụ thể: - Tránh bị lạnh vùng cổ bằng việc quàng khăn, mặc ấm - Không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì dễ mắc bệnh. - Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm. - Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan. - Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá… - Khám và điều trị tích cực các bệnh tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt. - Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh. Chúc bạn chóng bình phục và khỏe mạnh
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play