eDoctor
Câu hỏi:
Bác sĩ ơi có cách nào trị ngủ ngáy không ạ
Trả lời:
Chào em ! Ngủ ngáy do tình trạng không khí không được di chuyển một cách dễ dàng qua vùng mũi và miệng trong khi ngủ, mà nguyên nhân là không khí phải đi qua một chỗ hẹp trên đường thở, vị trí hẹp có thể ở mũi, họng, thường gặp nhất là do các cơ màn hầu trùng xuống hay xảy ra ở người cao tuổi, người béo... Sự chuyển động không khí trong thì hít vào và thở ra tạo nên rung động của lưỡi gà và màn hầu đó đó sinh ra tiếng ngáy. Ngủ ngáy ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dễ gây tình trạng mệt mỏi, ngủ ngáy không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn ảnh hưởng những người xung quanh. Đáng lo ngại nhất và nguy hiểm nhất là ngủ ngáy là biểu hiện của chứng ngừng thở khi ngủ, và có thể gây nên tử vong. Nguyên nhân ngủ ngáy cũng không giống nhau ở mỗi người, thực tế mỗi người có một nguyên nhân khác nhau và khi tìm được nguyên nhân thì sẽ có cách điều trị phù hợp. Những người ngủ ngáy thường xuyên do các tổ chức lỏng lẻo vùng hầu họng dễ bị rung động. Việc đánh giá ngủ ngáy ở thời điểm nào và ngủ ngáy ra sao sẽ giúp cho việc tìm cách điều trị thích hợp. Các nguyên nhân thông thường như sau: 1. Tuổi tác: Khi đã qua tuổi trung niên, vùng cổ họng trở nên hẹp hơn do sự đàn hồi các cơ vùng cổ giảm đi. 2. Những bất thường về mũi và xoang: Khi đường thở bị tắc nghẽn vì nguyên nhân nào đó, sẽ dẫn đến sự chuyển động không khí khó khăn, và có thể gây nên tình trạng ngủ ngáy 3. Tình trạng thừa cân hoặc béo phì: Béo phì làm tăng lượng các mô mỡ vùng cổ và có thể làm giảm trương tực cơ vùng hầu họng góp phần tạo nên tình trạng ngủ ngáy. 4. Uống rượu, hút thuốc và dùng thuốc: Uống rượu, hút thuốc và sử dụng một số thuốc có tác dụng giãn cơ (thuốc an thần, thuốc kháng Histamine) làm các cơ vùng cổ trở nên kém đàn hồi và thư giãn qúa mức làm phát sinh tiếng ngáy. 5. Tư thế ngủ: Ngủ ở tư thế nằm ngửa dễ có xu hướng ngáy hơn do lưỡi gà và các cơ màn hầu bị kéo trùng xuống, dễ gây hẹp đường thở và tạo ra tiếng ngáy. Điều quan trọng cần ghi nhớ là, tư thế nằm ngủ có thể nói lên rất nhiều điều, việc quan sát tư thế ngủ như thế nào, ngáy như thế nào có thể hướng đến cách điều trị phù hợp, việc này đòi hỏi có sự giúp đỡ của người thân. - Ngủ ngáy khi ngậm miệng có thể chỉ ra rằng có bất thường về lưỡi. - Ngủ ngáy khi há miệng có liên quan đến các mô, tổ chức trong vùng hầu họng - Ngủ ngáy khi nằm ngửa thường là ngủ ngáy mức độ trung bình thì có thể điều trị được bằng cách thay đổi tư thế ngủ và cải thiện lối sống sẽ cho kết quả khả quan. - Ngủ ngáy ở tất cả các tư thế chứng tỏ mức độ ngủ ngáy là nghiệm trọng và cần có điều trị thích hợp. Một số điều em có thể tự thực hiện tại nhà để giải quyết tình trạng ngủ ngáy: + Giảm cân: Giảm cân dù chỉ là giảm một chút cũng làm giảm tổ chức mỡ phía sau thành họng do vậy làm giảm hoặc ngưng tiếng ngáy. + Tập thể dục: Duy trì thường xuyên chế độ thể dục giúp giảm cân đồng thời tăng trương lực cơ toàn thân nói chung và vùng cổ, vùng hầu họng nói riêng sẽ làm giảm triệu chứng ngủ ngáy. Duy trì cân nặng hợp lý và thể dục giúp bác có tình trạng tim mạch tốt, có thể cải thiện tình trạng cao huyết áp. + Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm kích thích niêm mạc vùng mũi họng, làm tắc nghẽn đường thở và do đó có nguy cơ gây ngủ ngáy + Tránh sử dụng rượu, thuốc an thần trước khi đi ngủ, rượu và thuốc an thần đều có tác dụng giãn cơ, do đó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông đường thở. + Tập đi ngủ theo giờ giấc đều đặn, việc tập và duy trì thời gian đi ngủ đúng giờ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc và hạn chế phát sinh tiếng ngáy (thường gặp khi cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ). + Vệ sinh khoang mũi sạch sẽ trước khi ngủ, làm cho khang mũi thông thoáng và không bị tắc nghẽn. + Giữ ẩm không khí trong phòng ngủ, không khí khô trong phòng ngủ làm kích thích niêm mạc mũi họng, uống đủ nước trong ngày, tránh làm khô niêm ạc mũi họng. + Gối đầu cao khi ngủ khoảng 10 cm (4 inchs), khi ngủ gối đầu cao, họng và cằm có xu hướng đưa ra phía trước, điều này có thể ngăn chặn được chứng ngủ ngáy. + Tránh uống cà phê và ăn no trước khi đi ngủ 2 giờ, đặc biệt là các chế phẩm từ sữa. Điều này sẽ đảm bảo hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi nhằm tạo điều kiện thuận lợi để có một giấc ngủ yên tĩnh. + Thay vì nằm ngửa khi ngủ thì em nên đổi tư thế thành nằm nghiêng vì nằm nghiêng ngủ ở tư thế nằm ngửa thường có xu hướng ngáy nhiều hơn. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm ngửa, lưỡi gà và màn hầu bị võng xuống do trọng lực, gây cản trở đường thở và phát sinh tiếng ngáy. Bên cạnh đó, em cần áp dụng cách sau đây để cải thiện chứng ngủ ngáy, giúp bác có chất lượng giấc ngủ tốt hơn bằng cách tập làm tăng trương lực cơ vùng hầu họng: - Tập mỗi 30 phút hàng ngày, lặp đi lặp lại việc phát âm các nguyên âm A, E, I, O, U. Bài tập này giúp tăng cường trương lực cơ vùng hầu họng, do đó làm giảm tiếng ngáy. Mỗi một nguyên âm sẽ phát âm to với thời lượng khoảng 3 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày. Lúc đầu tập ít, sau đó tăng dần thời lượng, em có thể thực hiện vào thời gian rảnh trong ngày phù hợp với lịch công tác sinh hoạt của em. - Đặt đầu lưỡi phái sau răng cửa cửa hàm trên, uốn cong và đưa lưỡi về phia sau, bài tập thực hiện 3 phút mỗi ngày. - Ngậm miệng và mím chặt môi, giữ trong 30 giây - Há miệng, đưa hàm sang bên phải giữ ở vị trí đó 30 giây, rồi lặp lại đối với bên trái. - Há miệng, làm căng các cơ thành sau họng trong 30 giây, để dễ thực hiện, em đứng trước gương, há miệng, làm động tác và quan sát lưỡi gà dao động lên xuống. Nếu em đã thử những cách trên mà vẫn chưa tiến triển thì có thế đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh hoặc tư vấn sử dụng thiết bị chống ngáy và dùng thuốc phù hợp với bác. Em nên đi khám ngay để được điều trị nếu bác có các biểu hiện sau đây : - Ngủ ngáy to và rất mệt mỏi trong ngày làm việc - Có triệu chứng ngưng thở khi ngủ, thở hổn hển hoặc khó thở trong khi ngủ. - Em ngủ vào các khoảng thời gian không phù hợp như ngủ trong khi nói chuyện, ngủ trong bữa ăn. Hy vọng những tư vấn trên đây sẽ giúp em cải thiện được tình trạng ngủ ngáy và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thân ái chào em !
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play