eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Tay e đã phâu thuât nói gân n234 vs dây thần kinh trụ hon 1 tháng e đang tâp vân động nhưng ngon tay e van chưa có cảm giac ngón chỏ vs áp út...bây gio e có thể châm cứu để đẩy nhanh tốc đô hoi phuc dc ko..
Trả lời:
Chào bạn! Gân là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương. Tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Trong chiến lược vận động trị liệu, tập để gân hồi phục không là câu chuyện của người ít kiên nhẫn. Gân là một bộ phận nhạy cảm với tổn thương. Tổn thương thì dễ nhưng hồi phục thì khó. Trong chiến lược vận động trị liệu, tập để gân hồi phục không là câu chuyện của người ít kiên nhẫn. Phục hồi khó ngang phẫu thuật Gân, cơ, khớp và dây chằng là những bộ phận thiết yếu của bộ máy vận động. Do đặc điểm chia thành sợi, thành thớ chạy theo chiều dọc nên khâu gân là rất khó. Lại do gân rất ít có mạch máu nuôi dưỡng nên gân rất dễ hoại tử. Không giống như cơ, gân hoạt động cần sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân. Nếu chẳng may bao gân bị viêm thì gân sẽ bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế, những vùng hay có gân nhiều như bàn tay, bàn chân, bạn sẽ thấy hiện tượng di chứng hay gặp sau phẫu thuật là tay co quắp hoặc chân vẹo cứng là điều dễ để tìm ra. Thế nên, không thể không phục hồi vận động cho gân. Tập vận động sau phẫu thuật gân 1 Nhưng việc phục hồi vận động cho gân lại không hề dễ, vì nó vấp phải một sự mâu thuẫn nội tại. Nếu tập quá sớm, vết khâu nối gân có thể bị toác ra và hỏng mối nối. Nhưng nếu tập quá muộn lại bị viêm dính gân và khó phục hồi. Trong các phẫu thuật gân ứng dụng, phẫu thuật gân bàn tay là vấn đề cốt lõi. Vì rằng bàn tay tham gia vận động nhiều nhất trong các bộ phận của cơ thể. Nó là công cụ, là bộ phận giúp chúng ta linh động trong sinh hoạt. Vì lý do bàn tay quan trọng, nên trong phần tập cho gân sau phẫu thuật này, chúng tôi chỉ trình bày phần tập phục hồi cho gân bàn tay mà thôi. Ở bàn tay: Với các gân ở bàn tay, nói chung, có hai dạng di chứng chính là tay co quắp và tay duỗi ngửa ra. Tay co quắp là bàn tay có các ngón tay co lại, khép lại và rất khó mở. Tay duỗi cứng thì ngược lại, ngón tay cứ duỗi cứng ra và khó gấp lại hơn. Với dạng tay co quắp, chúng ta sẽ áp dụng bài tập búng dây chun. Với tay duỗi cứng, chúng ta áp dụng bài tập bóp bóng. Bài tập búng dây chun: để một vài dây chun trên một mặt phẳng nhẵn, ví dụ nền nhà. Vạch hai vạch cách nhau 1m. Người bệnh sẽ dùng tay, búng gẩy các dây chun bật về phía trước, búng gẩy bằng cả 5 đầu ngón tay. Từ vạch này đến vạch kia. Động tác búng sẽ giúp duỗi gân duỗi ra, chống co quắp. Một ngày tập hai lần, mỗi lần 30 phút. Sáng 1 lần, chiều 1 lần. Bài tập bóp bóng: ngược lại với búng dây chun, bạn hãy đặt vào lòng bàn tay một quả bóng cao su có kích thích bằng một quả bi-a. Sau đó tập bóp vào để giữ bóng lại. Mỗi ngày tập 2 lần, sáng 1 lần, chiều 1 lần, mỗi lần 30 phút. Ngoài ra bạn có thể châm cứu được bạn nhé
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play