eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ Me toi bi benh tieu duong Vay phai kieng nhung gi Va cach kiem soat luong duong ntn Va phai cham soc ntn de ngan ngua bien chung Cam on bac si
Trả lời:
Bạn hãy làm các việc sau cho mẹ : Phòng phải thoáng mát và sạch sẽ. Giữ ấm về mùa đông. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục điều độ. Sử dụng các thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn. Theo dõi, ngăn ngừa các biến chứng. Thực hiện kế hoạch chăm sóc Đặc điểm của bệnh đái tháo đường là có rất nhiều biến chứng, chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm đường máu và đường niệu. Bệnh nhân đến bệnh viện phần lớn khi đã có biến chứng. Vì vậy, công tác chăm sóc hạn chế các biến chứng là vấn đề hết sức quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Thực hiện các chăm sóc cơ bản: Để nằm nghỉ ngơi thoải mái, tránh suy nghĩ, lo lắng. Đặc biệt ở bệnh nhân có đường máu 300 mg % (16,5 mmol/l) hoặc ceton niệu. Đạt được cân nặng lý tưởng, chống béo. Sụt cân là dấu hiệu duy nhất của việc điều trị kết quả đái tháo đường typ II, duy trì tình trạng cân lý tưởng cũng là vấn đề quan trọng. Chế độ ăn: đảm bảo chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường để kiểm soát tốt đường máu và duy trì cân nặng của người bệnh. Glucid: phải giảm số lượng, thay đổi tuỳ từng bệnh nhân do thể trạng gầy, béo, hoặc tính chất làm việc. Tổng số calo trong ngày khoảng 2240 calo. Chế độ ăn: phụ thuộc vào tuổi, cân nặng bệnh nhân. Tuổi trẻ < 40 tuổi: 42 Kcalo/kg. Tuổi > 40 tuổi: 32 Kcalo/kg. Thành phần: glucid 50%; lipid: 33% và protid: 17%. Bữa ăn nên chia như sau: Bữa sáng: 33%. Bữa trưa: 35%. Bữa tối: 17%. Bữa nửa đêm: 15%. Với bệnh nhân đái tháo đường typ I (kinh điển) tránh bị tăng glucid, nên cho bệnh nhân ăn miến dong và các chất xơ để bệnh nhân đỡ đói, tránh táo bón. Thức ăn sống và cứng ít gây tăng đường máu hơn thức ăn nghiền, loãng, nấu chín. Vệ sinh hàng ngày: người bị mắc bệnh đái tháo đường luôn bị đe doạ bởi những biến chứng khó tránh trong cuộc sống hằng ngày, rất dễ nhiễm khuẩn nên hàng ngày phải giúp mẹ (nếu bệnh quá nặng) làm những công việc: đánh răng miệng, rửa mặt, bệnh nhân phải được vệ sinh da sạch sẽ, tắm gội bằng xà phòng và nước sạch, những chỗ sây sước phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Mụn nhọt, lở loét hàng ngày phải được thay băng sạch sẽ, khô ráo và tránh bị nhiễm trùng, thay quần áo hàng ngày (quần áo, ra giường phải được sấy hấp...) và thay ra trải giường hàng ngày để phòng tránh nhiễm khuẩn da. Thân ái chào bạn !
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play