eDoctor
Câu hỏi:
Xin chào bác sĩ, Em là nữ năm nay 17 tuổi em có kinh từ lúc em học lớp 7 mà kì kinh của em thường kéo dài rất lâu lúc đầu chỉ 12 ngày nhưng khi em học lớp 8 thì máu của em ra khoảng chừng 1tháng có đi khám bác sic nhiều lăn nhưng bác sĩ chỉ nói là rong kinh và cho thuốc uống nhưng đến nay thì bị coa khi lên đến tháng rười hai tháng mà lượng máu ra rất nhiều một năm em bị chỉ hai lần lúc nãy em có đi ra đường thì em bị hoa mắt chóng mặt xin hỏi bác sĩ là em bị như thế có ảnh hưởng gì ko ạ em xin cảm ơn
Trả lời:
Chào cháu Theo như cháu mô tả thì hiện nay cháu đang có vấn đề về kinh nguyệt và thiếu máu nhược sắc (Do thiếu sắt ) Rong kinh: là sự ra máu âm đạo bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân khác nhau. Ở tuổi của cháu (17 tuổi ), chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh, rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh. Trường hợp của cháu (lượng huyết ra nhiều, kéo dài ) sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng. Cũng vì hiện tượng ra máu nhiều và kéo dài nên có thể cháu đang bị thiếu máu nhược sắc mà biểu hiện là hiện tượng thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt. Nguyên nhân là vì ngay khi chu kỳ hành kinh bình thường thì các cháu đã bị mất sắt do hành kinh trong khi đó nhu cầu về sắt lại tăng cao (bé gái có nhu cầu vể sắt cao gấp đôi bé trai. Trong vài năm đầu chu kỳ kinh, ở những bé gái có chu kỳ kinh không ổn định (rong kinh - rong huyết) làm cho bé gái mất nhiều máu hơn nữa và nhu cầu sắt còn cao hơn nữa... Do vậy, bé gái dễ bị thiếu sắt (thiếu máu nhược sắc). Cháu không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt... Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...Trường hợp của cháu nên tái khám tại các phòng khám sản, phụ khoa để các bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Đối với vấn đề thiếu sắt: cháu cần có chế độ ăn thích hợp. Sắt trong thức ăn thực vật ít hơn trong động vật, trong động vật sống dưới nước (thủy hải sản) ít hơn trong động vật sống trên cạn (gia súc, gia cầm). Cơ thể hấp thu 10 - 15% sắt trong thức ăn động vật, nhưng lại chỉ hấp thu 5% sắt trong thực vật. Thức ăn giàu phospho gây kết tủa sắt, làm giảm sự hấp thu sắt, trong khi thức ăn chứa vitamin C làm tăng độ tan của hợp chất sắt, làm tăng sự hấp thụ sắt. Như vậy, phải chọn thức ăn giàu sắt và dễ hấp hấp thu. Trong thực tế, nên ăn cả thức ăn động vật và thực vật, khi ăn nên có thêm chanh (có chứa vitamin C). Khi muốn bổ sung thuốc chứa chất sắt, tốt nhất nên dùng loại viên sắt phối hợp với acid folic (vì acid folic cũng rất cần cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này). Mỗi tuần, uống 1 viên sắt chứa 60mg sắt nguyên tố. Mỗi năm dùng trong 16 tuần, rồi nghỉ, đến năm sau sẽ uống tiếp. Nếu có điều kiện nên dùng viên hỗn hợp nhiều vitamin có chứa sắt và các yếu tố vi lượng khác.
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play