eDoctor
Câu hỏi:
Tôi có một số triệu chứng đau mỏi khớp thái dương hàm. Có nhiều hôm đau không nhai được cơm. Hầu hết lúc nào tôi cũng bị đau đầu rất khó chịu. Đi khám bệnh viên cũng chỉ cho thuốc giảm đau. Bác sĩ có thể tư vấn dùm được không ạ?
Trả lời:
Chào bạn Qua những gì bạn mô tả có thể nghĩ đến bạn đang bị chứng rối loạn khớp thái dương hàm, gây ra bởi nhiều loại vấn đề khác nhau như viêm khớp, chấn thương xương hàm, hay cơ bị mỏi do hàm nghiến chặt hoặc nghiến răng trong khi ngủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại không tìm được nguyên nhân chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 và 50, tuy nhiên, nam giới cũng nhiều người bị. Những người có hàm bị biến dạng cũng có nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn khớp thái dương hàm. Ngoài ra, chứng rối loạn khớp thái dương hàm cũng thường xảy ra ở những người có viêm khớp dạng thấp, đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc rối loạn giấc ngủ. Thuốc điều trị chứng rối loại khớp thái dương hàm chủ yếu là thuốc giảm đau. Nếu dùng thuốc giảm đau không đỡ có thể phối hợp thêm thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin hoặc nortriptyline) uống trước khi đi ngủ hoặc thuốc giãn cơ trong thời gian một vài ngày hoặc vài tuần để giúp giảm đau. Áp ấm, nóng ẩm hoặc nước đá vào nơi đau có thể giúp giãn cơ hoặc làm giảm bớt đau đớn. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau một thời gian. Khi ngừng thuốc thì có thể đau lại quay lại. Do đó, cần áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ như: - Bảo vệ khớp cắn. Nếu bạn bị nghiến răng trong khi ngủ, có thể đeo một thiết bị mềm gắn trên răng để ngăn ngừa răng cắn với nhau. Tuy nhiên, bảo vệ khớp cắn có thể làm nặng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ. - Nhận thức hành vi liệu pháp. Nếu các triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm tăng lên do người bệnh quá lo lắng có thể kết hợp với tâm lý liệu pháp để học kỹ thuật thư giãn, và hạn chế căng thẳng, khắc phục các thói quen liên quan đến căng thẳng hoặc nghiến răng. Bạn có thể yêu cầu một đợt điều trị tâm lý liệu pháp tại phòng khám sức khỏe tâm thần Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng quá mức cơ quai hàm bằng cách: Ăn thức ăn mềm. Cắt và ăn thực phẩm từng miếng nhỏ. Tránh thực phẩm dính hoặc dai. Tránh nhai kẹo cao su. Không mở miệng quá rộng trong khi ngáp. Bởi vì stress có thể đóng góp vào chứng rối loạn khớp thái dương hàm, bạn nên: - Thường xuyên hít thở sâu. Mở rộng miệng khi hít vào, và sau đó thở ra bằng miệng, nhẹ nhàng đẩy tay vào bụng. - Thư giãn cơ bắp. Điều này liên quan đến việc thư giãn một loạt các cơ. Đầu tiên tăng mức độ căng trong một nhóm cơ, chẳng hạn như một chân hay cánh tay, bằng cách thắt chặt các cơ bắp và sau đó thư giãn chúng. Sau đó chuyển sang các nhóm cơ bắp tiếp theo. - Thiền và yoga kết hợp thở đúng cũng là một cách để bình tĩnh tâm trí và cơ thể. Thở chậm lại, cơ thư giãn và hoạt động sóng não cho thấy một trạng thái thư giãn có thể làm triệu chứng đau khó chịu giảm đi. Hy vọng những thông tin bác sĩ cung cấp sẽ giúp bạn quản lý được những cơn đau của mình. Chúc bạn chóng bình phục
Tags:Nội Khoa
Đặt câu hỏi miễn phí
eDoctorXem hướng dẫn
eDoctorThêm file đính kèm (Tối đa 4 hình, chỉ Bác sĩ có thể xem)
+84Gửi OTP
Tải ứng dụng để nhận thông báo Tin tức sức khỏe mới nhất
eDoctor - App StoreeDoctor -  Google Play